backup og meta

13 liệu pháp thảo mộc hữu ích cho bệnh lao ở trẻ em

13 liệu pháp thảo mộc hữu ích cho bệnh lao ở trẻ em

Có nhiều trường hợp tử vong do mắc bệnh lao ở trẻ em. Do đó, bố mẹ không thể xem thường và cần trang bị kiến thức để sớm nhận diện căn bệnh này.

Năm 2015, có 1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 14 mắc bệnh lao. Trong đó, có 170.000 trường hợp tử vong do lao. Lao là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bạn có thể ngăn ngừa khả năng chữa trị thành công cao.

Bệnh lao là gì?

Lao là bệnh do một loại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công, hủy hoại mô cơ thể và lây truyền qua không khí. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào. Tùy theo vị trí bị bệnh, bệnh lao chia thành hai thể chính là: lao phổi và lao ngoài phổi.

  • Lao ngoài phổi gồm lao thận, lao xương khớp… những thể lao này ít lây hơn lao phổi.
  • Trẻ em thường dễ mắc các thể lao như lao hạch bạch huyết, lao màng bụng, lao tụy, lao gan và lao lách.
  • Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và dạ dày.

Lao kê ở trẻ em thường liên quan đến quá trình nhiễm lao và được coi là một biến chứng của bệnh lao sơ nhiễm. Thể lao này thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Lao kê gây tổn thương nhiều bộ phận, nhưng bệnh lao này có thể chữa được.

Lao sơ nhiễm rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Vì vậy, nếu trẻ ở gần người bị bệnh lao đang hắt hơi, ho, hát hoặc thậm chí nói chuyện thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây ra các triệu chứng bệnh, thường là từ 2 – 12 tuần. Một đứa trẻ bị nhiễm lao chỉ có thể lây truyền khi vi khuẩn lao đã hoạt động.

Ba giai đoạn của bệnh lao

  • Phơi nhiễm: Trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Lao tiềm ẩn: Vi khuẩn lao đã xâm nhập vào nhiều bộ phận trong cơ thể nhưng chúng vẫn đang ngủ. Mầm lao vẫn ngủ khi cơ thể còn có thể chống lại chúng. Khi cơ thể không còn khả năng chống lại mầm lao, chúng sẽ thức giấc và bắt đầu phát triển.
  • Bệnh lao: Trẻ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh lao và dương tính với các kết quả xét nghiệm.

Trẻ ở độ tuổi nào thường dễ bị lao?

Dù hiện nay lao không còn phổ biến như trước nhưng nó vẫn là căn bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh này thường gặp ở những người từ 25 – 44 tuổi, độ tuổi bị nhiễm HIV nhiều nhất. Những trẻ có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị tổn thương hơn những trẻ khác. Ngoài ra, trẻ dễ bị bệnh lao nếu:

  • Sống ở một đất nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
  • Sống ở nơi có nhiều người mắc bệnh lao
  • Dương tính với HIV
  • Sống ở ngôi nhà quá chật hẹp, thiếu không khí trong lành.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh lao

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính khiến trẻ bị nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Nếu trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể trẻ sẽ tự động tiêu diệt vi khuẩn trước khi nó lây lan.

Nếu vi khuẩn này đã bắt đầu hoạt động, nó sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu hoặc các hạch bạch huyết. Vi khuẩn lao thường phát triển chậm và thích những nơi có nhiều không khí. Do đó, nó thường cư trú ở các cơ quan như phổi, xương và thận.

Lao rất dễ lây truyền từ người này sang người khác thông qua không khí. Hiểu rõ về các triệu chứng lao ở trẻ em là cách duy nhất để phát hiện sớm căn bệnh này và ngăn không cho nó lây lan.

Các triệu chứng của bệnh lao

Trẻ chỉ xuất hiện các triệu chứng khi vi khuẩn lao đã thức giấc và bắt đầu hoạt động. Đa số trẻ em bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis đều phát triển thành bệnh lao nhưng thời điểm vi khuẩn này bắt đầu phát tác ở mỗi bé sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là có bé thì xuất hiện các triệu chứng này sau 2 tháng, trong khi một số bé khác lại xuất hiện các triệu chứng này sau 2 năm bị nhiễm. Các triệu chứng phổ biến của bệnh lao:

  • Ho kéo dài từ 3 tuần trở lên
  • Ăn không ngon
  • Sút cân
  • Sốt
  • Vã mồ hôi và ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Các triệu chứng khác: đau ngực, đờm có máu, nổi hạch.

Bé có thể có một vài hoặc tất cả triệu chứng trên. Điều này rất khó để bạn có thể xác định trẻ có bị nhiễm lao hay không.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng kể trên kéo dài và không biến mất sau 1 – 2 tuần. Đổ mồ hôi ban đêm, thèm ăn hoặc thậm chí ho cũng chưa chắc là do bé bị bệnh lao. Tuy nhiên, với các triệu chứng này có thể là do trẻ mắc một căn bệnh khác và bạn cũng nên đưa con đến bác sĩ khám.

Chẩn đoán lao ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh lao rất phổ biến. Do đó, chúng dễ dàng bị bỏ qua. Tốt nhất để xác định trẻ có bị lao hay không, bạn đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán. Cách chẩn đoán gồm:

  • Xét nghiệm đờm hoặc sinh thiết
  • Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của vi khuẩn. Điều này giúp bác sĩ biết bé có thể dùng thuốc kháng sinh đến mức nào.
  • Chụp X-quang để xem vi khuẩn đã lây lan đến đâu.
  • Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao (thử nghiệm Mantoux) được thực hiện để kiểm tra trước đó trẻ có từng tiếp xúc với vi khuẩn lao chưa. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ protein Tuberculin của vi khuẩn lao (gọi là kháng nguyên) vào lớp da trên cánh tay của bạn. Nếu bạn đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao, da của bạn sẽ phản ứng với kháng nguyên được tiêm vào biểu hiện bằng một vết sưng đỏ tại vị trí tiêm trong vòng 2 ngày.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn cho bé thực hiện thử nghiệm giải phóng interferon-gamma (IGRAs) để xác định trẻ có bị nhiễm lao tiềm ẩn hay không.

Điều trị bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người lớn, trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị. Việc điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, phải mất ít nhất 6 tháng điều trị, gồm điều trị bằng thuốc và chăm sóc tại nhà để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lao ra khỏi cơ thể.

Bệnh lao thường được điều trị bằng kháng sinh và các thuốc khác để chống lại vi khuẩn lao. Trẻ em có thể dùng isoniazid, thuốc dùng để điều trị lao tiềm ẩn, từ 6 – 9 tháng. Đôi khi trẻ cũng không cần phải uống đến 6 tháng.

Nếu vi khuẩn lao đã hoạt động, bác sĩ sẽ cho trẻ uống từ 3 – 4 loại thuốc khác nhau như Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol. Những loại thuốc này giúp diệt vi khuẩn và ngăn ngừa chúng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách điều trị chính xác cho từng người sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, giai đoạn bệnh và cơ quan bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa lao ở trẻ em

Cách tốt nhất phòng ngừa bệnh lao là đưa trẻ đi tiêm vắc xin Bacillus Calmette – Guerin (BCG), loại vắc xin duy nhất phòng bệnh lao hiện nay. Vắc xin BCG giúp bảo vệ trẻ khỏi các thể lao khác nhau. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh lao hoặc HIV, đừng để trẻ tiếp xúc với người đó đến khi họ hết bệnh hoàn toàn.

Cách chăm sóc cho trẻ bị lao

mong-du-o-tre-em-khong-the-xem-la-chuyen-dua-hinh-anh

Bên cạnh việc điều trị, trẻ mắc bệnh lao cần phải được chăm sóc cẩn thận để hồi phục sớm. Thông thường, trẻ sẽ được cách ly nếu nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc. Khi rơi vào trường hợp này, trẻ phải nằm viện cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Nếu trẻ bị các bệnh lao khác, bạn cứ yên tâm là thuốc sẽ giúp điều trị trong một thời gian ngắn. Bạn có thể đưa trẻ về nhà và cho trẻ dùng thuốc. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà:

  • Đảm bảo cho bé uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ giúp trẻ lấy lại cân nặng mà trẻ đã mất trong thời gian mắc bệnh.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì bệnh có thể khiến trẻ mệt mỏi.

Các liệu pháp thảo mộc hữu ích cho trẻ bị lao

Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để giúp giảm các triệu chứng của bệnh lao khi đang điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử:

1. Tỏi chứa các hợp chất allicin và ajoene, có khả năng chống và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn lao. Ngoài ra, axít sulfuric trong tỏi cũng giúp giết chết vi khuẩn gây bệnh lao. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể cho trẻ ăn tỏi sống hoặc thêm vào những món ăn của trẻ.

2. Quả na có một số vị thuốc rất hữu ích để điều trị bệnh lao. Quả này cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Đun sôi thịt quả na.
  • Hầm cho đến khi ra nước.
  • Sau đó, lọc lấy nước và cho trẻ uống 2 lần/ngày để giảm các triệu chứng của lao.

3. Cam có khả năng giúp trẻ thở dễ dàng hơn bằng cách phân hủy các chất nhầy. Ngoài ra, cam còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe của trẻ.

4. Chuối là một liều thuốc chữa bệnh lao rất hữu ích. Bạn hãy cho trẻ dùng nước ép chuối 2 lần/ngày để giảm các triệu chứng lao nhé.

5. Lá cây chùm ngây có đặc tính chống lại vi khuẩn gây bệnh lao. Đun sôi lá chùm ngây, để nguội và thêm một ít muối và chanh. Cho trẻ uống mỗi buổi sáng khi bụng đói.

6. Bạc hà giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng.

7. Dứa là một phương thuốc tự nhiên giúp làm sạch chất nhờn tạo ra bởi vi khuẩn. Một ly nước dứa tươi mỗi ngày giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.

8. Cần tây có đặc tính chống co thắt, giúp điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em và người lớn.

9. Tiêu đen được sử dụng để làm giảm đau ngực và loại bỏ chất nhầy trong đường thở. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống viêm, giảm ho và viêm do vi khuẩn gây ra.

10. Quả óc chó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa lây lan.

11. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Điều này giúp trà xanh trở thành phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị bệnh lao.

12. Ánh sáng mặt trời cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn lao. Phơi nắng thường xuyên cũng là một ý tưởng hay.

13. Sữa chứa nhiều canxi. Cho trẻ uống một ly sữa nguyên chất mỗi ngày để hỗ trợ điều trị lao.

cham-soc-da-ngay-voi-nhung-loi-ich-tu-sua-tuoi

Dù bệnh đang tiềm ẩn hay đã bắt đầu hoạt động, bạn cần chăm sóc trẻ cẩn thận để đảm bảo rằng trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Bạn cũng cần hỗ trợ tinh thần của trẻ vì bệnh sẽ có tác động lâu dài và mạnh mẽ đến chúng. Trẻ có thể nghĩ mình sẽ không thể sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác. Sự hỗ trợ và chăm sóc của bạn sẽ giúp trẻ có đủ niềm tin và nghị lực để vượt qua căn bệnh này.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tuberculosis In Children – Causes, Symptoms, And Treatment http://www.momjunction.com/articles/tb-tuberculosis-children-3-causes-11-symptoms-2-treatments-aware_0089745/ Ngày truy cập 28/10/2017

Tuberculosis http://kidshealth.org/en/parents/tuberculosis.html Ngày truy cập 28/10/2017

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo