Nếu con chẳng may mắc phải, bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn nước bởi bé có thể lây lan mầm bệnh sang người khác. Thêm vào đó, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị. Khi bị bệnh, trẻ cũng có nguy cơ mất nước. Do đó, việc cho con uống đủ nước là rất quan trọng.
2. Ghẻ – tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở trẻ khá phổ biến

Khi bị ghẻ, trẻ sẽ có biểu hiện ngứa và phát ban ngoài da. Các mảng da đỏ là do một loài ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei var hominis trú ngụ. Bệnh ghẻ thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em và người quan hệ tình dục với nhiều người khác. Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng những điều kiện sau đây có khả năng gây nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh ghẻ bao gồm:
- Tuổi tác
- Nơi có nhiều trẻ nhỏ chẳng hạn như trường mầm non, khu vui chơi
- Sử dụng cùng một bộ quần áo và khăn tắm của các thành viên khác trong gia đình
- Không tắm rửa thường xuyên
Nếu bạn nghĩ rằng con bị bệnh ghẻ, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để xác định. Nếu bạn hoặc con bị ghẻ, hãy tránh tiếp xúc cơ thể (ôm, chạm vào), tránh giặt chung quần áo, drap… Chỉ sau khoảng một thời gian điều trị ngắn, người mắc ghẻ có thể tiếp đi học hoặc làm việc.
3. Giardia

Giardia là một sinh vật đơn bào ký sinh trùng rất phổ biến. Khi giardia xâm nhập vào ruột sẽ khiến người mắc gặp những tình trạng như tiêu chảy, ói mửa… dẫn đến viêm ruột. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng giardia ở trẻ nhỏ phổ biến hơn so với người lớn. Nếu không cho bé uống thuốc phù hợp, trẻ sẽ trở nên còi cọc và chậm phát triển hơn so với bạn cùng lứa.
Giardia xuất hiện trong các khu vực ô nhiễm, bẩn thỉu hoặc khi bạn không vệ sinh cá nhân cho bé kỹ lưỡng. Ngoài ra, ký sinh trùng này còn lây lan theo những cách:
- Sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị nhiễm khuẩn
- Người giữ trẻ thay tã cho trẻ bị nhiễm bệnh, nhưng không rửa tay đúng cách, từ đó có thể gây nhiễm ký sinh trùng cho trẻ khác trong lớp.
Khi quan sát thấy con có dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay. Có thể con sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Trong thời gian chờ đợi kết quả, hãy cho trẻ uống nước, thức ăn lỏng để bổ sung lại các chất dinh dưỡng đã mất đi do tiêu chảy.
Nếu phải vệ sinh cá nhân cho trẻ, bạn nên sử dụng găng tay và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó. Điều này sẽ giúp không làm lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.
4. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng sán dây
Sán dây là ký sinh trùng làm tổ trong ruột của vật chủ. Nếu ăn thực phẩm chứa ấu trùng của sán dây, bé sẽ bị lây nhiễm. Bằng mắt thường, bạn không thể nhìn thấy ấu trùng này bởi chúng rất nhỏ và ẩn nấp trong ngũ cốc, gạo, bột hoặc trái cây khô.
Các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng sán dây ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào loại sán mà bé mắc phải cũng như sức khỏe của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp phải là đau bụng, ngứa ngáy, giảm cân hoặc mệt mỏi. Những triệu chứng khác có thể bao gồm thiếu máu, thiếu vitamin B12, mất cân bằng, mất trí nhớ và trở nên bối rối. Đôi lúc bạn sẽ nhận thấy ký sinh trùng này trong phân, quần lót của bé.
Điều đầu tiên trong quá trình chữa trị nhiễm ký sinh trùng ở trẻ là đưa con đến phòng khám, bệnh viện để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ sẽ tư vấn các dạng thuốc khác nhau, chẳng hạn như:
- Thuốc trừ giun sán
- Bổ sung thêm vitamin B12
- Thuốc chống động kinh cho các tình trạng như co giật
- Phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.
Hello Bacsi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin về các dạng nhiễm ký sinh trùng ở trẻ nhỏ cũng như xác định xem bé có mắc phải hay không.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!