
Khi trúng thực, người bệnh sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh,… Hầu hết các biểu hiện này sẽ tự cải thiện sau vài ngày nghỉ ngơi mà không cần điều trị. Riêng đối với các ca ngộ độc có xuất hiện các triệu chứng nặng như là nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội, mắt trũng, tay chân lạnh, hoa mắt, thở dốc… thì cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Các vấn đề về hậu môn (trĩ, nứt hậu môn)
Bệnh trĩ hoặc quan hệ “cửa sau” thường gây nứt kẽ hậu môn, nếu sau đó bạn lại bị tiêu chảy vì lý do nào đó (chẳng như ngộ độc thực phẩm) thì có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy ra máu.
Khi gặp vấn đề kể trên, hậu môn thường bị chảy máu làm cho máu lẫn trong phân, đồng thời khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhói và rát sau khi đi đại tiện, có cảm giác rách hoặc ngứa hậu môn. Mặc dù điều này không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng cần phải điều trị y tế để tránh tiến triển nặng hơn và giúp người bệnh giảm đi các cảm giác khó chịu.
Ung thư đại tràng
Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư đại tràng là có xuất hiện máu trong phân. Bệnh có thể do khối u ung thư hoặc do các polyp phát triển gây viêm, kích ứng dẫn đến chảy máu.
Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay có biểu hiện của chứng rối loạn đại tiện như táo bón, tiêu chảy thất thường. Bên cạnh đó, khi đi ngoài thường bị đau quặn, mót rặn, phân hình lá lúa (phân bị ép lại do phải đi qua khối u) và có máu đỏ tươi phủ lên phân.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trường hợp nếu bạn có biểu hiện tiêu chảy ra máu kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp, tránh các biến chứng xấu:
- Tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ
- Lượng máu ra nhiều và có màu đỏ sẫm hoặc đen
- Đau bụng dữ dội
- Có dấu hiệu mất nước: khô miệng, khát nước, chóng mặt, rối loạn nhận thức,…
- Nôn ra máu hoặc mảnh đen giống như bã cà phê
- Sốt cao trên 38ºC
- Mạch nhanh, khó thở
- Cơ thể mất sức, mệt mỏi, có thể ngất xỉu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Sờ thấy bụng căng cứng
Ngoài ra, các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai cũng cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
Tiêu chảy ra máu có thể là một hiện tượng không đáng lo ngại, hoặc đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng tiêu chảy ra máu hoặc khi cảm thấy có bất kỳ lo lắng nào về tình hình sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn quan tâm: Đi tìm lời đáp: Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để mau hết bệnh?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!