backup og meta

Bé bị bỏng kiêng ăn gì để mau lành thương?

Bé bị bỏng kiêng ăn gì để mau lành thương?

Trẻ bị bỏng cần được điều trị kịp thời để tránh vết thương hoại tử và lành da nhanh chóng. Bên cạnh sự can thiệp của thuốc men, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho con. Trẻ bị bỏng kiêng ăn gì? Đó là món chứa nitrat, thực phẩm cay và một số thực phẩm có hại cho da khác.

Làn da non nớt của trẻ sẽ gặp vấn đề lớn khi bé bị bỏng. Khi ở bệnh viện cũng như lúc về nhà, mẹ nên xây dựng một bữa ăn có những món bổ dưỡng giúp da mau lành thương và loại bỏ những đồ ăn khiến da chậm lên da non và dễ để lại sẹo. Bạn đã biết bị bỏng kiêng ăn gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

Trẻ bị bỏng kiêng ăn gì?

1. Cần loại bỏ thức ăn giàu nitrat khi bé bị bỏng da

Hiện tượng kéo da non là cơ chế phục hồi vết thương bình thường của da sau bỏng hay một vết thương nào đó. Các mạch máu trong cơ thể sẽ di chuyển tế bào và các thành phần hóa học khác cần thiết cho việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nitrat khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó lành và còn gây ra một bệnh lý khác là xơ vữa động mạch. Những đồ ăn giàu nitrat có thể kể đến là bánh hotdog, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn…

2. Bé bị bỏng cần tránh đồ ăn cay nóng

trẻ bị bỏng kiêng ăn gì đó là thức ăn cay

Thức ăn cay nóng thường kích thích vị giác của bé nhưng lại làm chậm tiến trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Bạn hạn chế cho tiêu, ớt, bột cà ri… vào thức ăn của trẻ.

3. Thức ăn tanh

Nếu hỏi trẻ bị bỏng kiêng ăn gì, xin thưa đấy là thức ăn tanh như hải sản (tôm, cua, ghẹ), thịt gà và trứng có khả năng khiến vết thương sưng tấy đỏ và khó lành.

4. Trẻ bị bỏng nên kiêng gì? Đó là Rau muống

Không phải ngẫu nhiên khi rau muống lại là đối tượng phổ biến nhất cần tránh trong bữa ăn cho người bị bỏng hay có vết thương. Nguyên nhân là vì trong rau muống có chất làm tăng sinh collagen quá mức, dễ để lại sẹo lồi.

Thực phẩm cần bổ sung cho trẻ bị bỏng để vết thương mau lành

Vết thương do bỏng ở da càng nặng và sâu thì nhu cầu dinh dưỡng lại càng nhiều để cơ thể nhanh hồi phục.

1. Protein

Bạn cần bổ sung đầy đủ lượng calorie và protein cho trẻ để:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc thật tốt, chống lại nguy cơ viêm nhiễm
  • Giúp vết thương chóng lành

Thực phẩm giàu protein lành mạnh cho bé có thể kể đến bơ, bông cải xanh, chuối, các loại đậu như đậu Hà Lan, sữa đậu nành, thịt nạc heo, cá thu, cá hồi… (tránh thịt bò và thịt gà).

2. Vitamin C

bổ sung vitamin C cho bé

Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, kháng viêm và đặc biệt cung cấp lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non. Nguồn vitamin C dồi dào có ở một số loại trái cây và rau quả như ớt chuông, bưởi, ổi, cam, quýt … Vậy nên, mẹ hãy bổ sung những thực phẩm này cho trẻ bị bỏng nhé!

3. Kẽm

Cũng giống như vitamin C, kẽm có chức năng chống lại sự viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng, kích thích ăn ngon miệng, đặc biệt nếu bé còn mắc chứng biếng ăn.

Bạn có thể bổ sung kẽm cho bé từ các loại thực phẩm như gan, hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi.

4. Vitamin E

Một thành phần không thể thiếu để bảo vệ và phục hồi làn da bé sau bỏng là vitamin E. Loại vitamin này là chất chống oxy hóa hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch. Thức ăn giàu vitamin E gồm có ngũ cốc, ngô (bắp), dưa leo, đu đủ, cà chua…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin khi gặp phải băn khoăn bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn món nào nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

3 Foods to Avoid During a Wound Healing Regimen

https://www.advancedtissue.com/3-foods-avoid-wound-healing-regimen/

Ngày truy cập 26/3/2018

Healthy Eating After Burn Injury

http://www.msktc.org/burn/factsheets/Healthy-Eating-After-Burn-Injury-Adults

Ngày truy cập 26/3/2018

Phiên bản hiện tại

30/10/2020

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 30/10/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo