Bạn cũng có nguy cơ bị hoại thư Fournier cao hơn nếu:
- Từ 50 tuổi trở lên
- Bị béo phì
- Có thói quen hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác
- Bạn đang được hóa trị
- Bạn đang dùng steroid
- Bạn đã có một số loại chấn thương cho khu vực này
- Phản ứng miễn dịch của bạn bị ức chế miễn dịch).
Chứng hoại thư của Fournier là một trường hợp khẩn cấp. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có một hay các triệu chứng kể trên, hãy đi khám ngay!
Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hoại tử Fournier?
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá các triệu chứng của bạn. Thông thường, họ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh, như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): để tìm khí và chất lỏng trong cơ thể bạn và xác định nguồn lây nhiễm.
- Siêu âm: Siêu âm giúp các bác sĩ xác nhận xem đó là chứng hoại thư Fournier hay một chứng rối loạn tương tự như viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Phương pháp chẩn đoán này cũng giúp kiểm tra không khí trong các mô mềm.
- Chụp X-quang: Xác định vị trí không khí trong các mô mềm đã lan truyền bao xa.
- Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu (CBC) với phân biệt, bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và lactate để tìm số lượng bạch cầu tăng cao, bất thường về điện giải, sốc nhiễm trùng và khí máu động mạch.
Thông thường, nếu nhận thấy bạn bị hoại thư Fournier các bác sĩ có thể bỏ qua việc chẩn đoán và phẫu thuật ngay lập tức nếu tình trạng hoại tử Fournier đã tiến triển đến mức nguy hiểm nhằm loại bỏ các mô đã bị tổn thương.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hoại tử Fournier?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị số một cho chứng hoại thư Fournier. Phương pháp điều trị bao gồm:
- Kháng sinh truyền (thông qua tĩnh mạch của bạn).
- Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào chết và đang chết đồng thời để chẩn đoán xác định.
Bạn cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát. Một số người cần làm hậu môn nhân tạo (để đưa phân ra ngoài) và ống thông (dẫn lưu nước tiểu), tùy thuộc vào khu vực nào bị ảnh hưởng. Một số người cũng cần liệu pháp oxy cao áp, đây là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết ở áp lực cao.
Bạn cũng có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bạn có một chấn thương.
Hoại thư Fournier gây ra những biến chứng gì?

Bệnh hoại tử Fournier gây ra khá nhiều các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận cấp
- Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
- Tắc động mạch
- Suy tim và rối loạn nhịp tim
- Ảnh hưởng đến nhu động ruột
- Rối loạn chức năng tình dục
- Tai biến mạch máu não
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Giảm chất lượng cuộc sống, có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm lâm sàng .
Những thói quen sinh hoạt nào giúp giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier:
- Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh vết thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, sưng hoặc chảy mủ thường xuyên.
- Nếu bạn bị béo phì hoặc thậm chí thừa cân, hãy cố gắng giảm cân.
- Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Thói quen hút thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu.
- Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, rửa vết thương hở bằng xà phòng và nước sạch đồng thời giữ vùng này khô và sạch cho đến khi lành.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!