Những lợi ích này cho thấy chà bông cá thu là một món ăn phù hợp, bổ dưỡng đối với trẻ ăn dặm.
Đừng bỏ qua mẹo chọn cá thu tươi ngon khi học cách làm chà bông cá thu

Để làm được một mẻ chà bông cá thu thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần đảm bảo mua được nguyên liệu chính tươi ngon. Vậy, làm sao để chọn mua được cá thu tươi, không bị ươn? Hãy để Hello Bacsi hướng dẫn bạn cách lựa chọn cá thu nhé!
- Nếu bạn mua cá thu tươi sống:
Nếu muốn món chà bông cá thu ngon miệng, chứa nhiều dưỡng chất thì tốt nhất là bạn nên mua cá thu tươi ngoài chợ. Để chọn mua được cá thu sống tươi ngon, bạn nên quan sát kỹ mắt của cá thu. Nếu mắt cá vẫn còn độ trong và lồi nhẹ thì cá thu vẫn còn tươi. Còn nếu mắt cá thụt vào trong, ngả màu đục, hốc mắt to, giác mạc không có độ đàn hồi hoặc bị đổi màu, thì chứng tỏ cá thu đã bị ươn hoặc để khá lâu.
Cách làm chà bông cá thu tươi ngon còn phụ thuộc vào mình cá thu. Nếu bạn quan sát thấy mình cá thu bóng láng, lớp da còn nguyên vẹn, không bị trầy xước hoặc tróc da, thì đó là cá thu tươi. Nếu bạn ấn nhẹ ngón tay vào mình cá và cảm nhận được độ chắc cũng như độ đàn hồi của thịt cá, hãy yên tâm vì đây là cá thu tươi ngon đấy nhé!
- Nếu bạn mua cá thu đông lạnh:
Vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không thể tìm mua cá thu tươi sống? Đừng lo, vẫn có một số mẹo giúp bạn chọn mua cá thu đông lạnh tươi đấy!
Chỉ cần chú ý đến lớp da của cá thu, bạn có thể phân biệt được cá thu tươi và cá thu ươn. Nếu cá có lớp da sáng bóng, có độ tươi và có nhớt khi rửa, đó là cá thu đông lạnh vẫn còn tươi. Nhưng nếu cá đã bị xỉn màu, lớp da bị bong tróc và không bóng lên khi đưa ra ánh sáng, rất có thể cá đã bị đông lạnh quá lâu hay thậm chí là đã bị ươn rồi đấy!
Mẹo:
Một mẹo nhỏ khác dành cho bạn đang học cách làm chà bông cá thu đó là cá thu tươi khi cấp đông sẽ mang màu sắc tươi màu hồng đậm hoặc màu đỏ tươi tùy độ tươi của cá, trong khi cá thu bị ươn mang đi cấp đông sẽ có màu nhạt hoặc bị xỉn màu.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ đảm chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm những gì?
Cách bảo quản chà bông cá thu

Không chỉ nên ghi nhớ cách làm chà bông cá thu, mà bạn cũng đừng quên khám phá cách bảo quản chà bông cá thu cho bé đúng chuẩn để giữ ruốc cá thu được lâu nhất có thể.
Bí quyết để bảo quản chà bông cá thu dựa trên 4 yếu tố:
- Nguyên liệu làm ruốc cá thu: Cần đảm bảo chọn mua cá thu tươi, có nguồn gốc uy tín.
- Cách đóng gói chà bông cá thu: Sau khi làm ruốc cá thu xong, bạn nên đợi chà bông cá thu nguội hoàn toàn mới tiến hành bỏ vào hũ, đậy kín nắp để bảo quản.
- Vị trí và nhiệt độ bảo quản hũ chà bông cá thu: Bạn nên đặt hũ ruốc cá thu tại nơi thông thoáng ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm thấp. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn hãy để trong ngăn mát và đậy kín nắp hũ.
- Cách sử dụng chà bông cá thu: Chỉ mở nắp hũ khi ăn chà bông, không nên mở ra thường xuyên. Nghĩa là, bạn nên hạn chế để chà bông tiếp xúc với không khí. Dùng dụng cụ khô ráo để gắp chà bông. Điều này giúp tránh làm ướt chà bông, gây mốc và dễ hỏng món ăn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được cách làm chà bông cá thu cho bé vừa đơn giản, vừa bắt miệng, đưa cơm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!