backup og meta

Giải đáp thắc mắc: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

Giải đáp thắc mắc: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa sau khi bú. Vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Khi nào thì trẻ bị ọc sữa là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải đi khám ngay? 

Bé cưng nhà bạn thường ọc sữa sau khi bú và điều này khiến bạn rất lo lắng? Theo các chuyên gia nhi khoa, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ọc sữa sau khi bú là điều bình thường. Bạn có thể thử áp dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà bằng một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh đi kèm các triệu chứng bất thường, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ tích cực.

Ọc sữa là gì? 

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?”, hãy cùng tìm hiểu ọc sữa và nôn ói ở trẻ nhỏ khác nhau như thế nào.

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của con vẫn đang phát triển nên những tháng đầu trẻ sẽ ọc sữa, trớ sữa sau khi bú nhiều hơn so với giai đoạn sau. 

Ọc sữa là tình trạng sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này xảy ra do cơ vòng thực quản dưới hoạt động chưa hiệu quả khiến các chất trong dạ dày có thể bị trào ngược. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đã bú no.

Là cha mẹ, nhất là những người mới lần đầu nuôi con nhỏ,  cần chú ý phân biệt ọc sữa và nôn ói. Điều này có thể giúp sớm phát hiện ra các bất thường của trẻ để từ đó có thể chăm sóc trẻ tốt hơn. 

  • Ọc sữa: Sau khi bú, một lượng sữa nhỏ dễ dàng trào ra khỏi miệng, thường đi kèm với biểu hiện ợ hơi, trẻ không có biểu hiện khó chịu do tình trạng này không liên quan đến sự co thắt của các cơ trong dạ dày.
  • Nôn ói: Cơ bụng co thắt khiến trẻ khó chịu, chất nôn được nôn mạnh ra ngoài qua miệng thành vòi. Trong một số ít trường hợp, trẻ bị nôn ói có thể là triệu chứng bị dị ứng, vấn đề về tiêu hóa hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chăm sóc y tế kịp thời. 

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân do đâu? 

trẻ nhỏ trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao
Trẻ bú quá nhanh và nhiều cũng là nguyên nhân gây ọc sữa

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ bị ọc sữa thường rất lo lắng, thắc mắc “tại sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nguyên nhân do đâu?”, làm sao có thể giảm thiểu tình trạng này. Theo các chuyên gia nhi khoa, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Các nguyên nhân này được chia làm hai nhóm nguyên nhân chính như sau: 

1. Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ bị ọc sữa 

Theo các chuyên gia nhi khoa, có 3 lý do chính khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú:  

  • Trẻ bú quá nhiều: Việc bú nhiều hoặc quá nhanh có thể là thủ phạm khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú. 
  • Trẻ nuốt nhiều không khí trong khi bú: Trẻ bú nhanh hay sữa mẹ tiết ra nhiều cũng có thể khiến bé vô tình nuốt nhiều không khí. Việc có quá nhiều không khí trong dạ dày sẽ là nguyên nhân khiến bé ọc sữa sau khi bú. 
  • Bé bị kích thích quá mức sau khi bú: Việc để bé nằm sấp hay chơi đùa ngay sau khi bú có thể khiến trẻ bị ọc sữa. 

2. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do các nguyên nhân bệnh lý 

trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao
các vấn đề bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Đa số các trường hợp trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng ọc sữa có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý, chẳng hạn như: 

  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà mẹ tiêu thụ: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng hay nhạy cảm với một số thực phẩm, đồ uống mà mẹ tiêu thụ. Nguyên do là chất gây dị ứng hay khiến trẻ nhạy cảm có thể đi vào sữa mẹ và khiến bé ọc sữa, nôn trớ
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nếu bé yêu tiếp tục ọc sữa trong vòng 2 giờ sau khi bú nhưng vẫn vui vẻ, chơi đùa thì có thể bé đã bị trào ngược dạ dày thực quản (GER) ở trẻ nhỏ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ (NIH), ước tính có khoảng 70 – 85% trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược mỗi ngày. Thông thường, trẻ bị trào ngược sẽ ọc một ít sữa sau khi bú và tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.  
  • Hẹp môn vị: Trẻ thường ọc sữa và kèm theo các cơn co thắt cơ xảy ra sau mỗi lần bú. Dịch nôn có thể bắn ra thành dòng mạnh. 
  • Sưng thực quản hoặc dạ dày (viêm thực quản hoặc viêm dạ dày) hoặc vấn đề sức khỏe khác cần được chẩn đoán và điều trị: Nếu mắc phải một trong các vấn đề này, dịch nôn của trẻ có thể kèm máu. 

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? 

trẻ nhỏ trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Hãy vỗ ợ hơi cho bé

Theo các chuyên gia nhi khoa, dù trẻ ọc sữa là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, để giảm nguy cơ ọc sữa, cha mẹ hãy: 

  • Tránh cho trẻ bú quá nhiều trong một cữ: Thay vào đó bạn nên cho bé bú lượng ít và thường xuyên hơn. 
  • Hãy vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên hơn: Việc khí thừa “tích trữ” nhiều trong dạ dày là nguyên nhân khiến bé con ọc sữa sau mỗi cữ bú. Vậy trong trường hợp này, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Câu trả lời là để giảm thiểu nguy cơ này, hãy vỗ ợ hơi cho bé đúng cách.
  • Sau mỗi cữ bú cần bế bé ở tư thế thẳng đứng, tránh để trẻ nằm sấp và hạn chế chơi đùa
  • Giữ đầu bé cao hơn chân khi bú: Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là dù bé bú mẹ hay bú bình, hãy duy trì tư thế đầu bé cao hơn chân trong suốt quá trình bú. 
  • Nâng một đầu cũi/nôi của bé lên hoặc cho bé dùng gối chống trào ngược  
  • Đảm bảo lỗ trên núm vú có kích thước hoặc độ chảy phù hợp: Cha mẹ cần xem xét lại lỗ trên núm vú mà bé bú, cân nhắc việc đổi bình sữa phù hợp với trẻ hơn. 
  • Hãy chắc chắn rằng bầu vú của bạn không bị căng cứng hoặc quá đầy: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Với bé bú mẹ, ngoài các biện pháp kể trên, mẹ cần xem xét xem bầu vú có bị căng quá mức, sữa tiết ra nhiều và nhanh khi bé bú hay không. Nếu bé bị ọc sữa có liên quan đến tình trạng này, hãy cho bé bú mẹ đúng cách, vắt bớt sữa trước khi cho bé bú để tránh sữa chảy ra mạnh.
  • Xem xét kỹ thành phần của sữa công thức: Các chuyên gia nhi khoa ước tính có khoảng 5% trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay không dung nạp đạm sữa bò. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Trong trường hợp này, bé cần được thay thế loại sữa phù hợp hơn. 
  • Xem xét chế độ ăn của mẹ cho con bú: Việc mẹ tiêu thụ sữa bò và các chế phẩm từ đậu nành có thể khiến tình trạng nôn trớ trở nên trầm trọng hơn ở trẻ sơ sinh mắc chứng dị ứng đạm sữa bò hay không dung nạp đạm sữa bò như đã nêu ở trên. Việc loại bỏ sữa bò và các chế phẩm từ đậu nành ra khỏi chế độ ăn của mẹ có thể giúp giảm hoặc loại bỏ tình trạng ọc sữa ở trẻ.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao, khi nào cần đi khám? 

trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao
Trẻ bị ọc sữa và quấy khóc không ngừng cần đi khám ngay

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao, khi nào cần đi khám? Nếu bé cưng nhà bạn bị ọc sữa, nôn trớ nhiều lần hoặc ọc sữa, nôn trớ trong vòng 24 giờ, dịch nôn có màu xanh hoặc có lẫn máu, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Nguyên do là bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, bị lồng ruột hoặc một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn.

Ngoài triệu chứng kể trên, bạn nên cho bé đi khám khi có các dấu hiệu sau: 

  • Trẻ có vẻ đau đớn, quấy khóc không ngừng 
  • Trẻ bỏ bú liên tục và có dấu hiệu mất nước 
  • Trẻ ọc sữa, nôn ói nhiều hoặc quá thường xuyên

Hello Bacsi hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giải đáp cặn kẽ thắc mắc của các bậc cha mẹ về việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao. Từ đó có thể  chăm sóc trẻ tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ ọc sữa cho trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên gia nhập cộng đồng Nuôi dạy con để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui trong việc nuôi dưỡng bé yêu!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why Babies Spit Up

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Why-Babies-Spit-Up.aspx Ngày truy cập 09/7/2024

Breastfeeding FAQs: Spitting Up, Gagging, and Biting

https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-spitting-up.html Ngày truy cập 09/7/2024

Spitting up – self-care

https://www.mountsinai.org/health-library/selfcare-instructions/spitting-up-self-care Ngày truy cập 09/7/2024

Spitting Up in Babies

https://familydoctor.org/spitting-up-in-babies/ Ngày truy cập 09/7/2024

How to Deal With Your Baby’s Spit-Up

https://www.parents.com/baby/feeding/problems/spit-up-faqs/ Ngày truy cập 09/7/2024

Phiên bản hiện tại

23/07/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Quốc tế Mỹ AIC


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 23/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo