Để khắc phục nguyên nhân này, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho mắt và nhỏ thêm nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng thực tế, xem mức độ khô mắt là nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây ra mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và chỉ định mỗi người dùng thuốc khác nhau.
Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị chớp mắt thấy đau do khô mắt, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá và hướng dẫn điều trị phù hợp.

3. Viêm nhiễm ở mắt
Một số tác nhân bao gồm vi khuẩn, virus và các nguyên nhân khác gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi… là thủ phạm khiến mắt không chỉ bị đau khi chớp mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác nghiêm trọng hơn tại mắt.
Tùy vào nguyên nhân gây viêm, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà phương án điều trị cũng sẽ khác nhau. Hầu hết trường hợp, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và điều trị tích cực, hạn chế gặp phải biến chứng.
4. Chắp, lẹo khiến bạn chớp mắt thấy đau
Chắp và lẹo là những tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi, mắt người bệnh sẽ thấy cộm vướng, mi mắt sưng đỏ, hơi ngứa và ở chỗ sưng đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo.
Chắp, lẹo có thể được điều trị tại nhà bằng cách đắp chườm ấm nhiều lần trong ngày để giảm sưng. Tuy nhiên, nếu bạn đã điều trị tại nhà mà không hiệu quả thì cần đến cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp hoặc làm tiểu phẫu chích chắp, lẹo.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!