Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng này nhưng nguy cơ sẽ tăng lên với những người:
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán tình trạng chắp mắt như thế nào?

Bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán cho tình trạng này nhờ vào quan sát mí mắt.
Họ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, cảm giác đau để phân biệt với các vấn đề khác.
Những cách chữa chắp mắt hiệu quả
Chắp mắt có tự khỏi không? Hầu hết các chắp nhỏ đều có khả năng tự hết sau 2 – 8 tuần.
Nhiều người cũng thắc mắc rằng bị chắp mắt bao lâu thì khỏi và làm sao để thúc đẩy quá trình bệnh nhanh lành hơn. Bạn có thể thực hiện các cách chăm sóc tại nhà sau đây:
- Chườm khăn ấm lên mí mắt. Nhiệt độ ấm nóng từ khăn sẽ giúp tuyến nhờn nở ra, bớt tắc nghẽn và dịch có thoát ra ngoài. Bạn nên chườm từ 10–15 phút mỗi lần và làm 3–5 lần/ ngày. Sau khi chườm, bạn giặt nhẹ khăn trong nước ấm rồi vắt khô, tiếp tục đắp lên mí mắt.
- Thường xuyên vệ sinh mí mắt, dùng khăn lau sạch mí mắt thật nhẹ nhàng.
- Không gãi, nặn hay ấn vào mắt.
- Không gãi hay dụi mắt khi chưa rửa sạch tay.
- Không trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng này hết hẳn.
Khi nốt chắp quá lớn hoặc không tự hết sau 2–8 tuần tự chăm sóc tại nhà, bạn nên đến gặp bác sẽ để điều trị. Trường hợp đó, bác sĩ có thể:
- Rạch một đường ở mí mắt để giúp cho dịch thoát ra ngoài. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khi thực hiện quá trình mổ chắp mắt.
- Tiêm steroid để giảm sưng.
Bạn không cần phải dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để chữa chắp mắt vì tình trạng này không liên quan đến nhiễm khuẩn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!