Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ mắt Chloramphenicol® được dùng để điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Vậy sử dụng Chloramphenicol® thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Nhiễm khuẩn mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm kết mạc. Khi bị viêm kết mạc, mắt bạn sẽ cảm thấy cay và chảy nước mắt nhiều hơn bình thường. Lòng trắng của mắt có màu đỏ, mí mắt bạn có thể sưng lên và có nhiều ghèn khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Một mắt bắt đầu bị nhiễm trùng có nguy cơ lan ra mắt còn lại.
Hầu hết các trường hợp lây nhiễm viêm kết mạc tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng hơn hoặc nhiễm trùng không tự lành, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh như Chloramphenicol® có thể hữu ích cho bạn.
Chloramphenicol® hoạt động bằng cách giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bạn cũng có thể mua thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ từ hiệu thuốc mà không cần đơn bác sĩ đối với người lớn hoặc trẻ em trên 2 tuổi. Bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ mắt Chloramphenicol® cho trẻ dưới 2 tuổi, trừ khi bác sĩ đã kê đơn.
Để đảm bảo Chloramphenicol® là biện pháp điều trị đúng đắn, trước khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc để điều trị nhiễm trùng mắt, bác sĩ sẽ cần biết:
Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn nên:
Khi sử dụng thuốc mỡ mắt, bạn nên:
Trước khi bắt đầu việc điều trị, bạn nên đọc kỹ thông tin của nhà sản xuất kèm theo sản phẩm, bao gồm thông tin về việc sử dụng Chloramphenicol® và liệt kê danh sách đầy đủ các phản ứng phụ mà bạn có thể gặp phải. Nếu mắt bạn có ghèn hoặc “vảy” xuất hiện rõ ràng, bạn nên rửa mắt bằng nước sạch trước khi sử dụng Chloramphenicol®.
Trong thời gian đầu, thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol® nên được dùng mỗi 2 giờ đến 4 giờ trừ khi bạn nghe theo hướng dẫn khác từ bác sĩ. Khi tình trạng nhiễm trùng cải thiện, bạn có thể giảm số lần sử dụng xuống bốn lần một ngày. Nếu bạn đã được cho thuốc mỡ để sử dụng ngoài thuốc nhỏ mắt, bạn chỉ nên bôi thuốc mỡ vào ban đêm. Còn nếu bạn đã dùng thuốc mỡ mắt Chloramphenicol® mà không cần dùng thuốc nhỏ, hãy dùng thuốc mỡ ba hoặc bốn lần mỗi ngày.
Bạn cố gắng đừng quên bất kỳ liều nào, nhưng nếu quên, bạn chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ/thuốc mỡ ngay khi bạn nhớ ra. Đừng tăng gấp đôi lượng thuốc nhỏ hoặc lượng thuốc mỡ bạn dùng để bù đắp cho liều quên dùng.
Khi bạn tra thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ vào mắt, thị lực của bạn sẽ mờ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Nên cẩn thận để tránh lây lan nhiễm trùng từ mắt sang người khác và cho các thành viên khác trong gia đình bạn. Đồng thời, bạn nên rửa tay thường xuyên (đặc biệt sau khi đụng tay vào mắt). Việc không dùng chung khăn tắm hoặc gối sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng lây lan.
Bạn cần sử dụng Chloramphenicol® tối đa trong năm ngày trừ khi bác sĩ yêu cầu khác. Nếu mắt của bạn không cải thiện sau hai ngày điều trị, hãy hẹn gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt. Bạn cũng phải liên lạc với bác sĩ nếu mắt bạn bị đau, nếu ánh sáng làm tổn thương mắt của bạn, hoặc nếu thị lực của bạn bị suy giảm.
Nhiễm trùng mắt có thể khiến mắt bạn trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn bình thường. Mang kính mát có thể giúp giảm bớt việc này.
Nếu bạn thường đeo kính áp tròng, bạn nên đeo kính cho đến khi các triệu chứng của bạn đã hoàn toàn biến mất. Bạn nên chờ 24 giờ sau khi sử dụng Chloramphenicol® lần cuối cùng trước khi đeo lại kính áp tròng của mình.
Thuốc mắt và thuốc mỡ Chloramphenicol® đôi khi có thể gây kích ứng mắt hoặc ngứa nhẹ, nhưng chúng thường sớm biến mất và không phải ai cũng gặp tình trạng này. Nếu kích thích vẫn tiếp tục diễn ra hoặc nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề mắt nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.
Ngày nay, Chloramphenicol® được sử dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả trong việc điều trị các nhiễm trùng của mắt. Bạn nên nhớ phải luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!