backup og meta

1

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

Thai nhi 34 tuần: Bé phát triển thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Nghe bài viết

Thai nhi 34 tuần: Bé phát triển thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Bước sang tuần 34 của thai kỳ, có lẽ nhiều mẹ sẽ rất háo hức xen lẫn một chút lo lắng vì đang dần bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ. Ở giai đoạn này, bé cưng đang phát triển với tốc độ rất nhanh để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn nhé!

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

1. Cân nặng của thai nhi 34 tuần tuổi

Mang thai 34 tuần là mấy tháng? Khi mang thai 34 tuần có nghĩa là bạn đang mang thai tháng thứ 8 và chỉ còn khoảng 4 – 6 tuần nữa là em bé chào đời.

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Lúc này, kích thước của bé sẽ ngang bằng kích thước của một quả bí đao.

  • Cân nặng khoảng 1,985 – 2,659kg
  • Chiều dài gần 45cm tính từ đầu đến gót chân.

Dưới đây là một số chỉ số thai 34 tuần tuổi khác mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 34 tuần (BPD): 77 – 92mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 285 – 332mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 265 – 330mm
  • Chiều dài xương đùi thai 34 tuần (FL): 59 – 70mm.

2. Thai 34 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần 34,

  • Em bé cuộn tròn bên trong tử cung (dạ con), với đôi chân nhỏ cong lên về phía ngực vì không gian đã trở nên chật hẹp.
  • Em bé có thể đá mạnh và lăn qua lăn lại. Chuyển động của bé tiếp tục đều đặn và mạnh mẽ.
  • Lớp sáp bảo vệ da của thai nhi sẽ trở nên dày hơn.
  • Lớp lông tơ gần như hoàn toàn biến mất.
  • Thai nhi đang phát triển sẽ lấy canxi từ mẹ để tạo xương và làm cứng xương.
  • Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé tiếp tục trưởng thành.
  • Nếu là bé trai, tinh hoàn của bé sẽ di chuyển từ khoang bụng xuống bìu.
  • Móng tay của bé cũng bắt đầu dài hơn và chạm đến đầu ngón tay.

Trẻ sơ sinh được sinh ra ở tuần thứ 34 thường có phổi phát triển khá tốt. Nếu bé chào đời ở tuần 34 thì vẫn được xem là sinh non. Dù tỷ lệ sống sót của bé cưng khi sinh ở tuần 34 khá cao nhưng vẫn có thể đi kèm theo nhiều biến chứng.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

  • Cân nặng khoảng 1,985 – 2,659kg
  • Chiều dài gần 45cm tính từ đầu đến gót chân
  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 34 tuần (BPD): 77 – 92mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 285 – 332mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 265 – 330mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 59 – 70mm
  • Em bé cuộn tròn bên trong tử cung
  • Em bé có thể đá mạnh và lăn qua lăn lại
  • Lớp sáp bảo vệ da của thai nhi sẽ trở nên dày hơn
  • Lớp lông tơ gần như hoàn toàn biến mất
  • Thai nhi đang phát triển sẽ lấy canxi từ mẹ để tạo xương và làm cứng xương
  • Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé tiếp tục trưởng thành
  • Tinh hoàn của bé trai sẽ di chuyển từ khoang bụng xuống bìu
  • Móng tay của bé cũng bắt đầu dài hơn.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 34

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

các triệu chứng mẹ bầu thường gặp ở tuần 34

  • Cơn gò sinh lý (hay cơn gò Braxton-Hicks): Gần đến ngày dự sinh, các cơn gò có thể mạnh hơn và thường xuyên hơn. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu cơn gò xảy ra không đều và giảm dần khi thay đổi tư thế.
  • Ngực nở nang: Ngực mẹ bầu tuần 34 có thể trở nên đầy đặn hơn, gây ra một số khó chịu vì da bị căng ra và trở nên ngứa. Ngực cũng có thể rỉ ra một lượng nhỏ sữa non màu vàng.
  • Đau xương chậu: Bụng bầu đã tụt dần (sa bụng bầu), hạ thấp xuống khung xương chậu để bé chuẩn bị chào đời. Mẹ có thể bị đau xương chậu, khó chịu ở lưng dưới hoặc cảm giác bàng quang bị đè nặng.
  • Sưng phù: Không hiếm phụ nữ bị phù ở mắt cá chân và bàn chân khi mang thai tuần 34. Việc đi bộ lúc này trở nên khó khăn hơn.
  • Táo bón: Mẹ bầu mang thai tuần 34 rất dễ bị táo bón, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nồng độ hormone, sự chèn ép của tử cung lên các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 34 tuần?

Một số điều mẹ bầu cần lưu ý trong tuần thai này:

  • Ưu tiên chọn lựa áo ngực có chất liệu thoải mái cũng như sử dụng kem dưỡng ẩm cho vùng ngực.
  • Hãy cố gắng ngồi hoặc nằm xuống cũng như hạn chế đứng quá lâu. Khi ngồi xuống, bạn có thể kê chân lên gối.
  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ trưa nếu có thể.
  • Ngủ ở tư thế mà bạn thấy thoải mái, không bắt buộc phải nằm nghiêng.
  • Uống nhiều nước hoặc các loại nước ép từ trái cây, cũng như ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám.
  • Vì nhu cầu canxi của thai nhi đang rất cao, hãy đảm bảo mẹ được bổ sung đủ các thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa khác, đậu phụ, bông cải xanh,…

Thay đổi về mặt cơ thể mẹ bầu 34 tuần:

  • Cơn gò sinh lý (hay cơn gò Braxton-Hicks) có thể mạnh hơn và thường xuyên hơn
  • Ngực nở nang và có thể rỉ ra một lượng nhỏ sữa non màu vàng
  • Đau xương chậu, khó chịu ở lưng dưới hoặc cảm giác bàng quang bị đè nặng
  • Sưng phù khiến việc đi bộ trở nên khó khăn hơn
  • Táo bón do tử cung chèn ép lên hệ tiêu hóa.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 34 tuần

1. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

thai 34 tuần

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu:

  • Thai 34 tuần đau bụng lâm râm
  • Thai 34 tuần ra máu đỏ tươi không đau bụng
  • Thai 34 tuần gò cứng bụng và đau liên tục, đau thành từng cơn, dồn dập và đi kèm rỉ ối bởi đây có thể là cơn co thắt chuyển dạ sinh non.

2. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Khi chạm mốc thai nhi tuần 34, mẹ có thể cần dành nhiều thời gian để đi khám thai hơn so với trước đó (khoảng 2 lần/tuần).

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm:

  • Đo cân nặng và huyết áp của mẹ
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Đo chiều cao tử cung
  • Đo vòng bụng
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non
  • Siêu âm thai để xác định ngôi thai, vị trí nhau bám, độ trưởng thành của bánh nhau, các chỉ số cơ bản của thai nhi.
  • Kiểm tra bàn tay và chân nếu các dấu hiệu phù nề, giãn tĩnh mạch.

Câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 34

1. Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Một số trường hợp thai 34 tuần nặng 2kg hay thai 34 tuần nặng 1800g thì mẹ lo lắng sợ bé yêu bị thiếu cân. Thai 34 tuần nặng 2kg vẫn nằm trong mức giới hạn đạt chuẩn, nhưng chỉ hơi nhẹ cân một chút so với mức trung bình ở giai đoạn này. 

Mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, hợp lý và giữ tinh thần thoải mái.

2. Thai 34 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Thông thường, lượng nước ối đạt đỉnh trong khoảng từ tuần thứ 34 đến tuần thứ 36. Chỉ số ối AFI trong giới hạn bình thường khoảng từ 5 đến 25cm.

Hãy thăm khám bác sĩ để biết lượng nước ối vừa đủ trong giai đoạn này, cũng như phát hiện sớm tình trạng thiếu ối hay đa ối.

3. Thai 34 tuần có nên siêu âm 4D không?

Thai từ tuần 32 trở đi mẹ nên đi siêu âm để giúp bác sĩ đánh giá chính xác nhất tình trạng thai nhi, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở sắp cận kề. Từ 34 tuần, thai lớn và không gian buồng ối chật hẹp, việc khảo sát hình thái học (các mẹ vẫn quen gọi là siêu âm 4D) có thể không đạt hiệu quả. Nếu đã siêu âm 4D trước đó thì bây giờ không cần làm lại.

4. Thai nhi 34 tuần ít đạp có sao không?

Ở tuần thai 34, việc bé liên tục cử động và đạp nhiều trong bụng mẹ là điều khá bình thường. Bởi lúc này bé đã lớn, cứng cáp và có sức hơn nên những cú đạp của bé cũng mạnh và dễ cảm nhận hơn.

Đa phần, tần suất đạp của bé sẽ ổn định từ ngày này qua ngày khác. Nếu bé bỗng nhiên đạp nhiều hoặc đạp ít bất thường mà bạn cảm thấy lo lắng, hãy đếm cử động thai trong khoảng 2 giờ.

Mẹ bầu nên đi khám ngay nếu bé có ít hơn 4-5 lần đạp trong 1 giờ hoặc 6-10 lần đạp trong khoảng 2 giờ.

5. Thai 34 tuần chưa quay đầu có sao không?

Hầu hết các bé sẽ bắt đầu quay đầu về ngôi thai thuận (đầu hướng về phía âm hộ) để sẵn sàng cho việc chào đời khi chạm mốc 32 – 36 tuần thai. Bác sĩ cũng sẽ bắt đầu kiểm tra vị trí ngôi thai của bé ở tuần 34 – 36.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai 34 tuần chưa quay đầu, thậm chí quay đầu muộn vào khoảng 37 tuần hoặc hơn. Do đó, tư thế nằm của thai nhi có thể là đầu quay xuống về hướng âm đạo (ngôi thuận) hoặc ngôi mông, ngôi ngang.

Chỉ còn mấy tuần nữa là bạn và bé yêu sẽ gặp mặt nhau, hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này trong thai kỳ bạn nhé! Mẹ bầu cũng đừng quên thường xuyên tham gia Cộng đồng Mang thai Hello Bacsi để cập nhật những thông tin thai kỳ hữu ích.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy calendar week 34 http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week34.html Ngày truy cập 8/10/2021

Week-by-week guide to pregnancy https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-34/ Ngày truy cập 8/10/2021

34 weeks pregnant https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/third-trimester/34-weeks Ngày truy cập 8/10/2021

34 weeks pregnant – all you need to know https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/34-weeks-pregnant-whats-happening Ngày truy cập 8/10/2021

Pregnancy Week 34 https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/34-weeks-pregnant/ Ngày truy cập 8/10/2021

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf Ngày truy cập 28/11/2022

Lịch khám thai thường qui 3 tháng cuối https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-thai-ky/lich-kham-thai-thuong-qui-3-thang-cuoi/ Ngày truy cập: 02/10/2024

Phiên bản hiện tại

29/10/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Trúc Phạm

avatar

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 29/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo