Trước đây, tử cung của mẹ được xương chậu bảo vệ hoàn toàn thì trong thời kỳ này lại lớn lên đến phần dưới khung xương sườn. Ở bên trong tử cung, em bé chiếm nhiều thể tích hơn so với phần nước ối. Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao mẹ sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể đối mặt với chứng ợ nóng, đau dạ dày và khó thở. Nếu mẹ không phải vật lộn với những điều khó chịu này thì mẹ là một trong số ít những phụ nữ rất may mắn khi mang thai.
Những điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi 35 tuần là gì?
Đã bao giờ mẹ tự hỏi tại sao trẻ khóc nhiều khi chúng được sinh ra? Đó là bởi vì bé đã khóc ngay từ khi còn bên trong rồi. Điều này là sự thật. Theo các nhà nghiên cứu, bào thai ở ba tháng cuối thai kỳ đã có các hành động khóc, run cằm, mở miệng, hít sâu và thở ra, giật mình trước một tiếng ồn lớn và rung động ở gần bụng của mẹ. Phản xạ này phát triển từ sớm ngay cả ở những trẻ sinh non, vì vậy sẽ không quá ngạc nhiên khi các bé hoàn thiện kỹ năng này rất lâu trước khi ra đời.
Lời khuyên từ bác sĩ khi thai nhi 35 tuần
Mẹ nên nói gì với bác sĩ?
Dù sắp tới ngày sinh nhưng một số bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển đều đặn cho đến tháng thứ mười. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể bé quyết định ở với mẹ lâu hơn một chút. Mẹ nên hỏi bác sĩ những điều nên chuẩn bị khi trẻ sinh muộn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bé quyết định rời khỏi tử cung đúng thời điểm mà không cần sự thúc đẩy nào.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ trong tháng này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn – bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!