Chẩn đoán nguyên nhân sảy thai tái phát như thế nào?

Các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng sảy thai tái phát. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn siêu âm để đánh giá buồng trứng và tử cung. Xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị để xem bạn hoặc chồng có nhiễm sắc thể bất thường hay không.
Điều trị sảy thai tái phát như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán. Tất nhiên, với những trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ theo dõi và cho bạn lời khuyên. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:
- Tư vấn di truyền: Nên nhờ các chuyên gia về tư vấn di truyền nếu bạn mắc phải rối loạn nhiễm sắc thể. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp với xét nghiệm di truyền đặc biệt, hay còn gọi là chẩn đoán di truyền tiền ghép, sẽ giúp cho việc chọn phôi không bị ảnh hưởng.
- Tiêm hormone progesterone: Các bác sĩ có thể cho bạn tiêm hormone progesterone để thư giãn các cơ và giảm nguy cơ sảy thai.
- Hội chứng kháng phospholipid: Các bác sĩ sẽ kê toa thuốc ngăn ngừa cục máu đông chẳng hạn như heparin, đôi khi kết hợp với việc sử dụng aspirin liều thấp trong suốt thai kỳ và trong một vài tuần sau đó.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật khắc phục các dị tật tử cung, ví dụ như loại bỏ vách ngăn trong tử cung, có thể giúp tăng cơ hội mang thai thành công.
Nếu không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chế độ dưỡng thai tích cực như bổ sung nội tiết cho thai phụ để dưỡng thai.
Trong những lần mang thai tiếp theo, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên, theo dõi sát thai kỳ. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu đau bụng dưới hoặc ra máu âm đạo, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định tình trạng thai.
Có rất nhiều trường hợp đã mang thai và sinh con thành công sau khi sảy thai liên tục. Chính vì vậy, bạn đừng quá bi quan. Nếu cảm thấy quá khó chịu, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Điều quan trọng là bạn phải lạc quan và tích cực – hai yếu tố sẽ rất cần thiết để bạn có một thai kỳ bình thường và một em bé khỏe mạnh.
Ngân Phạm/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!