backup og meta

Rỉ ối

Rỉ ối

 

Tìm hiểu chung

Rỉ ối là gì?

Nước ối có vai trò quan trọng trong thai kỳ, liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi và nước ối đều nằm trong màng ối và thường vỡ khi mẹ bầu chuyển dạ. Đôi khi, mẹ bầu có thể bị vỡ ối sớm. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là rỉ ối.

Khi bị rỉ ối, bạn sẽ cảm thấy có một dòng nước ấm chảy chậm dưới âm đạo. Nước ối rỉ thường không mùi và có thể chứa máu hoặc chất nhầy.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng rỉ ối là gì?

Bạn hãy tưởng tượng túi ối như một quả bong bóng nước. Nếu bong bóng bể, dòng nước trong nó sẽ thoát ra rất mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ có một lỗ nhỏ trên bong bóng, dòng nước sẽ chảy ra rất ít và từ từ. Cơ chế rỉ ối cũng tương tự như vậy.

Khi mang thai, bàng quang sẽ nhanh đầy và bạn có thể bị rỉ nước tiểu. Các mô âm đạo cũng sản xuất thêm dịch để giúp trẻ dễ ra ngoài hơn. Vì vậy, rất khó để xác định phần dịch rỉ là nước tiểu, nước ối hoặc là dịch âm đạo.

Nước ối thường có các đặc trưng sau:

  • Màu trong kèm theo dịch nhầy hoặc máu
  • Không mùi
  • Ướt quần lót dù đã tiểu sạch

Rỉ ối có thể kèm theo cơn gò tử cung. Ngoài ra, nước tiểu thường có mùi hôi và dịch âm đạo thường có màu trắng đục hoặc vàng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy dịch rỉ ra không phải nước tiểu hoặc nước ối, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Dịch rỉ có mùi hôi, màu nâu hoặc xanh lá cây
  • Sốt
  • Cảm thấy tử cung mềm
  • Nhịp tim nhanh
  • Tăng cân không đủ

Trong khi chờ điều trị, bạn không nên sử dụng tampon, quan hệ tình dục hoặc để âm đạo bị nhiễm vi khuẩn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân rỉ ối là gì?

Túi ối thường vỡ khi phụ nữ chuyển dạ. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa KỲ, cứ 10 phụ nữ sẽ có 1 người bị vỡ ối. Hầu hết các trường hợp đều là rỉ ối.

Đôi khi, nước ối vỡ hoặc rỉ trước khi mẹ bầu chuyển dạ. Nếu khoảng cách hai lần mang thai dưới 6 tháng hoặc đang mang song thai hay đa thai, bạn sẽ có nguy cơ bị rỉ hoặc vỡ ối sớm.

Ngoài ra, các nguyên nhân rỉ ối gồm:

  • Hút thuốc lá và đồ uống có cồn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bất ngờ té ngã
  • Đa ối (quá nhiều nước ối tích tụ trong màng ối) hoặc thiểu ối
  • Túi ối và tử cung quá căng
  • Chăm sóc tiền sản không đúng cách
  • Từng sinh non

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rỉ ối?

Một bác sĩ có thể lấy một mẫu dịch để xác định xem đó có phải là nước ối hay không. Nếu dịch màu trong, không mùi, số lượng ít, bác sĩ sẽ xác định nước ối. Họ cũng có thể sử dụng quỳ tím để chẩn đoán tình trạng. Nước ối sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân rỉ ối, bao gồm kiểm tra âm đạo để xem cổ tử cung có giãn ra không. Siêu âm có thể giúp các bác sĩ kiểm tra lượng mức nước ối xung quanh thai nhi.

Những phương pháp nào giúp điều trị rỉ ối?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân rỉ ối, cũng như tuổi tác, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động hàng ngày và kiêng quan hệ tình dục.

Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh an toàn để dùng trong thai kỳ.

Nếu em bé đã sẵn sàng để sinh, các bác sĩ có thể chọn bắt đầu chuyển dạ bằng cách sử dụng một loại thuốc gọi là oxytocin. Ngoài ra, các loại thuốc được gọi là tocolytics có thể giúp ngăn chặn chuyển dạ sớm nếu quá sớm để sinh nở.

Rỉ ối có nguy hiểm không?

Rỉ ối trong tam cá nguyệt đầu và thứ hai có thể gây ra một số biến chứng, như:

  • Khuyết tật bẩm sinh
  • Sẩy thai
  • Sinh non
  • Thai chết lưu

Trong tam cá nguyệt thứ ba, mức nước ối thấp có thể gây ra:

  • Những khó khăn khi chuyển dạ, chẳng hạn như chèn ép dây rốn, có thể ảnh hưởng đến khả năng lấy oxy của em bé
  • Tăng nguy cơ sinh mổ
  • Thai nhi tăng trưởng chậm lại

Không có bằng chứng để chứng minh nước ối có thể đầy lại sau khi rỉ. Tuy nhiên, nếu rỉ ối nặng, túi ối có thể tự lành để ngăn ngừa chuyển dạ sinh non.

Rỉ ối, dù ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, biết các dấu hiệu và cách kiểm soát các vấn đề có thể giúp bạn cẩn thận và ngăn ngừa bất kỳ biến chứng nào. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và gọi cho thành viên gia đình hoặc bạn bè để được giúp đỡ.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Leaking amniotic fluid. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322878.php. Ngày truy cập 14/11/2019

Leaking amniotic fluid. https://www.healthline.com/health/pregnancy/leaking-amniotic-fluid#next-steps. Ngày truy cập 14/11/2019

Leaking amniotic fluid. https://www.momjunction.com/articles/leaking-amniotic-fluid-during-pregnancy_00330901/#causes-of-premature-rupture-of-membranes. Ngày truy cập 14/11/2019

Phiên bản hiện tại

25/02/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Bị ngã khi mang thai có nguy hiểm? "Bỏ túi" mẹo phòng ngừa cho mẹ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 25/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo