backup og meta
Chuyên mục

4

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giãn đài bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không? Những điều mẹ cần biết

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 07/12/2022

    Giãn đài bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không? Những điều mẹ cần biết

    Tình trạng giãn đài bể thận ở thai nhi là dấu hiệu bất thường nhưng chỉ được phát hiện bằng phương pháp siêu âm thai. Chính vì vậy, các mẹ cần đáp ứng đúng lịch khám thai do bác sĩ đề ra để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi.

    Trong bài viết này, Hello Bacsi mời mẹ bầu cùng tìm hiểu về tình trạng bất thường này và những thông tin liên quan để có thể chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

    Giãn đài bể thận ở thai nhi là gì?

    Giãn bể thận là tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn đường tiểu. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1/500 thai nhi, ảnh hưởng đến việc thoát nước tiểu từ hệ thống tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Khi hệ thống tiết niệu bị suy giảm có thể làm cho nước tiểu bị trào ngược và thận sưng lên. Thông thường, thận ứ nước là do một vật gì đó cản trở dòng chảy của nước tiểu hoặc do nước tiểu bị rò rỉ ngược qua hệ thống tiết niệu.

    Bạn có thể so sánh kích thước bể thận của thai nhi để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bé qua bảng kích thước sau đây:Bảng tuần thai kỳ và mức độ giãn bể thận

    Nguyên nhân dẫn đến giãn đài bể thận?

    giãn đài bể thận ở thai nhi

    Tương tự với hầu hết các dị tật bẩm sinh, nguyên nhân thai nhi bị giãn bể thận vẫn chưa được tìm ra. Bác sĩ cho rằng đây có thể là do nguyên nhân di truyền. Nhưng vẫn có 2 lý do chính được xem là có khả năng gây ra tình trạng này:

    Tắc nghẽn

  • Tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản: Sự tắc nghẽn tại điểm mà thận nối với niệu quản (ống mỏng dẫn nước tiểu đến bàng quang). Sự chít hẹp ở đầu niệu quản thường là nguyên nhân phổ biến.
  • Tắc nghẽn niệu quản: Tắc nghẽn tại điểm niệu quản nối với bàng quang.
  • Van niệu đạo sau: Đây là một tình trạng bẩm sinh, chỉ gặp ở các bé trai. Trong đó có các mô bất thường trong niệu đạo, gây tắc nghẽn bàng quang. Loại tắc nghẽn này cũng liên quan đến trào ngược túi niệu quản.
  • Nang niệu quản: Một khối phồng trong niệu quản có thể gây tắc nghẽn một phần thận và đôi khi cả bàng quang.
  • Trào ngược niệu quản: Nước tiểu chảy ngược xảy ra khi các cơ ở ngã ba niệu quản và bàng quang không hoạt động bình thường. Khiến cho nước tiểu chảy ngược về phía thận khi bàng quang đầy hoặc rỗng.
  • Các nguyên nhân khác gây giãn thận ở thai nhi

    • Niệu quản ngoài tử cung: Một tình trạng hiếm gặp khi niệu quản không kết nối với bàng quang ở vị trí bình thường.
    • Không rõ nguyên nhân: Hơn một nửa số trẻ em được chẩn đoán trước là mắc bệnh giãn bể thận, tình trạng này sẽ tự khỏi và bác sĩ không tìm ra nguyên nhân.

    Giãn đài bể thận có nguy hiểm đến trẻ không?

    Khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời giãn đài bể thận ở thai nhi

    Đối với vấn đề thai nhi bị giãn thận có sao không? Tình trạng giãn bể thận không quá nguy hiểm nếu thai nhi bị ở mức độ nhẹ và trung bình. Trường hợp bể thận của thai nhi bị giãn ở mức độ nặng cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và tiến hành điều trị sớm.

    Đối với thai nhi

    Thông thường, nước tiểu của thai nhi trở thành một phần của nước ối bao quanh thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thai nhi bị giãn bể thận nặng, nước tiểu có thể đọng lại quá nhiều trong đường tiết niệu, dẫn đến lượng nước ối trong bụng mẹ thấp. Lượng nước ối thấp có thể gây hại cho phổi đang phát triển của thai nhi.

    Đối với trẻ sơ sinh

    Tình trạng giãn bể thận ở trẻ nhỏ cần được điều trị sớm. Tình trạng giãn bể thận nặng ở bé có thể dẫn đến các biến chứng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và bệnh thận mạn tính.

    Phương pháp điều trị giãn đài bể thận ở thai nhi

    Nhiều mẹ băn khoăn liệu giãn bể thận ở thai nhi có từ khỏi không? Tình trạng giãn đài bể thận ở thai nhi với mức độ nhẹ hoặc trung bình thường sẽ tự khỏi. Nhưng nếu nặng, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố. Bác sĩ cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi thêm nếu tình trạng này gây ra bất kỳ triệu chứng nào (đau, nhiễm trùng) hoặc bất kỳ tổn thương nào cho thận theo thời gian trước khi quyết định cách khắc phục giãn bể thận ở thai nhi. Quá trình điều trị giãn bể thận có thể bao gồm:

  • Theo dõi chặt chẽ bằng siêu âm định kỳ để chắc chắn rằng tình trạng giãn nở trong thận sẽ hết
  • Sử dụng liều lượng kháng sinh thấp mỗi ngày một lần để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Phẫu thuật cho trẻ sơ sinh
  • Tùy vào mức độ của tình trạng giãn bể thận ở thai nhi, trẻ sơ sinh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 07/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo