
U xơ tử cung khi mang thai có thể phá vỡ mô tử cung bình thường dẫn đến các cơn co thắt yếu hoặc bất thường. Điều này khiến cổ tử cung khó giãn nở hoàn toàn khi chuyển dạ. Do đó, mẹ thường có nguy cơ sinh mổ nếu tử cung co bóp kém vì u xơ.
3. Nhiễm khuẩn hoặc băng huyết sau sinh
Các khối u có thể khiến tử cung co bóp kém hoặc rối loạn co bóp. Trong đó, nếu tử cung không thể co lại sau sinh, các mạch máu tử cung nuôi nhau thai có thể tiếp tục chảy máu dẫn đến băng huyết. Đây là tình trạng cần được bác sĩ xử lý khẩn cấp để tránh rủi ro tử vong cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, tử cung co bóp kém còn có thể dẫn đến bế sản dịch sau sinh, gây nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản nên mẹ cần hết sức lưu ý.
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai như thế nào?
Hiện nay quan điểm điều trị của u xơ tử cung nói chung là theo dõi vì đây là khối u lành tính, đa số không có triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp cần điều trị, nội khoa được ưu tiên hơn ngoại khoa
Thông thường, việc điều trị u xơ tử cung khi mang thai bằng thủ thuật cắt bỏ khối u thường sẽ không được tiến hành trong thai kỳ. Bởi vì hoạt động này sẽ làm xáo trộn môi trường tử cung gây rủi ro cho mẹ lẫn thai nhi. Thay vào đó, giải pháp tốt hơn là mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và tư vấn cách kiểm soát phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Nếu u xơ gây ra những cơn đau dữ dội và mẹ muốn dùng thuốc giảm đau thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Mặt khác, nếu muốn điều trị u xơ tử cung dứt điểm thì lời khuyên là bạn nên đợi ít nhất 6 tháng sau sinh để thực hiện thủ thuật cắt bỏ khối u. Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị này thường vì hai lý do:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!