Thai phụ có cổ tử cung ngắn có thể tăng nguy cơ sinh non thậm chí sẩy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn là gì?
Việc nắm vững cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Cổ tử cung ngắn là gì?
Khi mang thai, đường nối tử cung và âm đạo của phụ nữ sẽ đóng lại và bịt kín để bảo vệ thai nhi và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với phụ nữ có cổ tử cung bình thường, ở giai đoạn thai 24 tuần, chiều dài trung bình của cổ tử cung khoảng 35mm. Cổ tử cung được chẩn đoán là ngắn khi chiều dài ở mức dưới 25mm từ tuần 18 đến 24 của thai kỳ.
Nguyên nhân cổ tử cung ngắn bao gồm:
- Thai phụ từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó
- Cổ tử cung bị chấn thương
- Cổ tử cung dị dạng do dị tật bẩm sinh
- Cổ tử cung bị tổn thương do từng sẩy thai hoặc phá thai
- Tiếp xúc với Diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trong tử cung
- Từng nạo vét tử cung
- Từng điều trị chứng loạn sản cổ tử cung bằng cách khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện
- Dị tật tử cung hoặc có vết rách cổ tử cung khi sinh qua đường âm đạo trước đó.
5 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn
Cổ tử cung ngắn phải làm sao là thắc mắc của những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này. Dưới đây là 5 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn.
1. Theo dõi và siêu âm cổ tử cung định kỳ
Việc siêu âm cổ tử cung định kỳ là một trong những cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn.
Để phát hiện dấu hiệu nhận biết cổ tử cung ngắn và đánh giá chính xác tình trạng cổ tử cung trong thai kỳ thì phương pháp siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp tối ưu. Kỹ thuật này không chỉ giúp đo chính xác chiều dài cổ tử cung mà còn cho phép theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung theo thời gian.
Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện biểu hiện của cổ tử cung ngắn khi mang thai để đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Nghỉ ngơi và giảm áp lực cho cổ tử cung
Một trong những cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn đó là nghỉ ngơi và giảm áp lực lên cổ tử cung. Mẹ bầu có cổ tử cung ngắn cần tránh vận động mạnh, khiêng đồ nặng và đi lại nhiều.
Ngoài ra, cân nặng của thai nhi cũng cần được kiểm soát để giảm áp lực lên cổ tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần có tư thế ngủ an toàn, có thể nằm nghiêng sang trái khi ngủ. Đây cũng là tư thế nằm được khuyến khích ở bà bầu.
3. Sử dụng thuốc progesterone
Progesterone là hormone quan trọng trong việc duy trì thai kỳ. Khi cổ tử cung ngắn, việc bổ sung progesterone có thể giúp làm dày thành tử cung, giảm co thắt và hỗ trợ giữ thai nhi an toàn cho đến khi đủ tháng. Thuốc progesterone có thể được sử dụng dưới dạng uống, tiêm hoặc đặt âm đạo, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
4. Khâu cổ tử cung (Cervical Cerclage)
Khâu cổ tử cung là một thủ thuật y khoa được chỉ định cho các mẹ bầu có cổ tử cung ngắn, đặc biệt là những người có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai.
Thủ thuật này giúp cổ tử cung đóng kín, ngăn ngừa tình trạng mở cổ tử cung sớm và giảm nguy cơ sinh non. Khâu cổ tử cung thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và được đánh giá là một phương pháp hiệu quả trong việc duy trì thai kỳ.
Tuy nhiên, cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn này có xâm lấn và mang nhiều rủi ro tiềm ẩn như xuất huyết, nhiễm trùng, viêm màng ối, vỡ ối non, tổn thương bàng quang, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, chuyển dạ sinh non hoặc sẩy thai. Do đó, các bác sĩ sẽ rất cân nhắc và dựa trên tình trạng của thai nhi để thực hiện.
5. Sử dụng vòng nâng cổ tử cung
Sử dụng vòng nâng cổ tử cung Arabin là một giải pháp không xâm lấn hiệu quả trong việc dự phòng sinh non ở những bà bầu có cổ tử cung ngắn.
Khác với phương pháp khâu cổ tử cung, cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn này sử dụng vòng Arabin được làm từ silicon mềm, đặt vào âm đạo để nâng đỡ và đóng kín cổ tử cung. Phương pháp này không yêu cầu phẫu thuật, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho mẹ bầu.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ ở phụ nữ có cổ tử cung ngắn
Mặc dù cổ tử cung ngắn có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ; song với chế độ chăm sóc đặc biệt và sự theo dõi sát sao cùng với bác sĩ, các mẹ bầu vẫn có thể mang thai khỏe mạnh và sinh con đủ tháng. Bên cạnh 5 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn đã kể ở trên, mẹ bầu cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, axit folic và uống đủ nước. Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có ga bởi những thực phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tránh căng thẳng và duy trì tinh thần lạc quan: Căng thẳng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non. Để giảm căng thẳng trong thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện những bài tập thể dục cho bà bầu như yoga, thiền, nhẹ nhàng là một trong những cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn được nhiều mẹ bầu áp dụng.
- Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển của thai nhi, đánh giá tình trạng cổ tử cung và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Nếu có các dấu hiệu đau bụng dưới, ra máu âm đạo, co thắt tử cung, giảm cử động của thai nhi thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
FAQs – Những câu hỏi liên quan đến cổ tử cung ngắn
1. Có phải tất cả trường hợp cổ tử cung ngắn đều bị sinh non?
Không phải tất cả trường hợp cổ tử cung ngắn đều dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, cổ tử cung ngắn là một yếu tố nguy cơ lớn làm tăng khả năng sinh non so với những người có chiều dài cổ tử cung bình thường.
2. Khâu cổ tử cung có gây ảnh hưởng đến lần mang thai sau không?
Khâu cổ tử cung có gây ảnh hưởng đến lần mang thai sau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng vết khâu của mẹ bầu. Do đó sau khi khâu cổ tử cung và chuẩn bị mang thai lần sau, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám để được bác sĩ đánh giá và tư vấn phương pháp để mang thai an toàn.
Với sự phát triển của y học, hiện nay có nhiều cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn giúp các mẹ bầu có thể duy trì thai kỳ an toàn. Hãy luôn theo dõi thai kỳ sát sao và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
[embed-health-tool-due-date]