backup og meta

Thai nhi đạp bụng mẹ bao nhiêu lần một ngày? Bé đạp ít có sao không?

Thai nhi đạp bụng mẹ bao nhiêu lần một ngày? Bé đạp ít có sao không?

Thông qua tần suất và cường độ thai nhi đạp, bạn có thể biết bé đang thức hay ngủ, thậm chí là biết bé có thích nghe nhạc rock hay không.

Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có cảm giác như có “bắp ngô đang nổ”, “cá vàng đang bơi lòng vòng” trong bụng thì đó có thể là những cú đạp đầu tiên của bé. Bên cạnh những trải nghiệm cảm xúc giúp bạn gắn kết với trẻ, những cú đạp này sẽ giúp bạn biết được bé đang làm gì và thậm chí là cả cảm xúc của bé.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?

Thai nhi mấy tuần thì đạp sẽ phụ thuộc vào việc đây là lần thứ mấy bạn mang thai. Nếu là con đầu lòng, thai nhi sẽ bắt đầu đạp vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 22  nhưng đa số phụ nữ sẽ cảm nhận được vào tuần thứ 18 đến 20. Tuy nhiên, nếu là con thứ 2, bạn sẽ cảm nhận được sớm hơn một chút.

Thai nhi đạp bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Nhiều người nói rằng nếu cảm thấy 10 cú đạp trong 2 giờ là bình thường. Tuy nhiên, điều này cũng chưa hẳn đúng. Bạn không nên tập trung vào số lần bé đạp mà hãy tập trung vào thói quen chuyển động của bé. Nếu thói quen của bé thay đổi, hãy đi khám. Ngoài ra, đối với vấn đề thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không? Câu trả lời là bạn không nhất thiết phải so sánh số lần đạp của bé với những thai nhi khác. Điều này cũng giống như việc so sánh kích thước bụng của mỗi người. Đây không phải là tiêu chí để cạnh tranh nhau.

Bạn có thể quan tâm: Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?

Bạn sẽ cảm nhận được bé đạp ở đâu?

Sẽ có những thời điểm mà thai nhi đạp nhiều hơn bình thường. Theo nghiên cứu, thai nhi đạp nhiều vào buổi chiều và buổi tối nhưng cũng trường hợp bé đạp nhiều vào buổi sáng.

Bạn sẽ cảm nhận được thai nhi đạp nhiều ở phía trước hoặc bên hông bụng. Nếu xét nghiệm ở tuần 20 cho thấy nhau thai ở phía trước, bạn nên tập trung cảm nhận ở phần dưới bụng và 2 bên hông.

Ở tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình. Nguyên nhân có thể là do bé càng lớn thì càng tung ra những cú đạp mạnh, gây đau nhức cửa mình.

Từ 32 tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận biết được thời gian ngủ của bé thông qua những cú đạp. Thời gian này có thể không tương thích với thời gian ngủ của bạn nhưng có thể có một sự tương quan với thời gian ngủ của bé sau khi chào đời.

Làm thế nào để khuyến khích bé đạp nhiều hơn?

thai nhi đạp

  • Uống một ly nước lạnh. Cảm giác lạnh sẽ đánh thức bé và sức ép trong bàng quang sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu
  • Nhẹ nhàng massage bụng hoặc nhờ chồng làm điều đó cũng là cách chọc thai nhi đạp nhiều hơn. Bé sẽ đáp lại sau 28 tuần, thậm chí bé còn đẩy lại tay bạn nữa đấy.
  • Tắm và thư giãn lâu cũng có thể làm tăng cử động của bé.
  • Nằm nghiêng bên trái cũng có thể khiến thai nhi đạp nhiều hơn
  • Sau khi mẹ ăn no, bé cũng sẽ đạp nhiều hơn.

Những cú đạp của bé sẽ thay đổi như thế nào?

Từ những cú đạp nhẹ đầu tiên, bé sẽ ngày càng có những cú đạp mạnh hơn. Khi siêu âm ở tuần thứ 12, bạn sẽ nhìn thấy như bé đang nhào lộn trong bụng.

  • 14 – 24 tuần: Cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé dù vẫn chưa rõ nét. Nếu sau 24 tuần mà bạn vẫn không thấy gì, hãy đi khám
  • 28 tuần: Bé phản ứng lại bạn và đạp nhiều hơn khi nghe thấy tiếng ồn. Lúc này, thính giác của bé đang phát triển. Vì vậy, bé có thể đáp lại những tiếng ồn lớn và thậm chí có thể nhảy lên nữa đấy.
  • 29 tuần: Bạn có thể nhìn thấy chân tay của bé từ bên ngoài, có thể là gót chân hoặc bàn chân. Khi bé thay đổi vị trí, bạn sẽ có cảm nhận như thể mình đang trải qua “một trận động đất nhỏ”.
  • 32 tuần: Thai nhi cử động nhiều hơn với cùng cường độ
  • 36 tuần: Thai nhi cử động ít lại do không gian trong bụng mẹ ngày càng hạn chế. Bé có thể xoay đầu lên hoặc xuống và những cú đạp của bé có thể cho bạn biết điều đó. Nếu là ngôi mông thì mông của bé sẽ hướng về phía xương chậu và bạn có thể cảm thấy thai nhi đạp vào xương sườn hay bên hông.
  • 40 tuần: Bé sẽ tiếp tục di chuyển và đạp khi vẫn còn ở trong bụng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Counting kicks will help you get to know your baby https://www.motherandbaby.co.uk/pregnancy-and-birth/pregnancy/counting-kicks-will-help-you-get-to-know-your-baby Ngày truy cập: 5/4/2018

Fetal Movement: Feeling Baby Kick https://www.medicinenet.com/fetal_movement_feeling_baby_kick_week-by-week/article.htm#fetal_movement_introduction Ngày truy cập: 5/4/2018

Feeling Your Baby Kick https://www.webmd.com/baby/fetal-movement-feeling-baby-kick#1 Ngày truy cập: 5/4/2018

Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy Truy cập ngày 14/12/2021

Your baby’s movements

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/ Truy cập ngày 14/12/2021

Baby movements in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements Truy cập ngày 14/12/2021

Phiên bản hiện tại

14/12/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Bà bầu ăn gan heo được không? Nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 14/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo