backup og meta

Có kinh khi mang thai: Điều không thể xảy ra, tại sao?

Có kinh khi mang thai: Điều không thể xảy ra, tại sao?

Mất kinh là dấu hiệu nghi ngờ mang thai sớm nhất. Thế nhưng, có rất nhiều chị em cảm thấy hoang mang không biết tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt. Liệu tình trạng có thai nhưng vẫn có kinh có xảy ra không? Đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Theo các chuyên gia, việc có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường hay có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai là điều bất khả thi. Vậy nguyên nhân của tình trạng có thai nhưng vẫn có kinh hay hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai này là do đâu? Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Liệu có thai vẫn có kinh có nguy hiểm không? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

Có kinh khi mang thai: Điều không thể xảy ra

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Nếu có thai có kinh nguyệt không? Mang thai có kinh nguyệt không? Có bầu có kinh không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp và đáp án chung cho những câu hỏi này là “có thai nhưng vẫn có kinh là KHÔNG THỂ XẢY RA”.

Lý do bạn không thể có kinh khi mang thai là vì chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng. Khi trứng không được thụ tinh thì nồng độ hormone kích thích trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống. Chúng là những chất kiểm soát sự phóng thích của trứng vào ống dẫn trứng và làm cho niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh có thể “làm tổ” dễ dàng. 

Khi lớp lót tử cung không thể phục vụ mục đích mang thai do không có sự thụ tinh, bộ phận này sẽ bắt đầu tách khỏi thành tử cung, tạo ra kinh nguyệt. 

Nếu bạn mang thai, niêm mạc tử cung sẽ không bị loại bỏ và đây là lý do tại sao “lỡ kinh” được xem như một trong dấu hiệu mang thai sớm cũng như dễ nhận biết nhất.

Thế nhưng, thực tế có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng có thai nhưng vẫn có kinh mà thực chất là ra máu như hành kinh khi mang thai và cảm thấy rất hoang mang không biết tại sao mình có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt.

Với những trường hợp có thai nhưng vẫn có kinh này thì rất có thể là do chị em đang nhầm lẫn giữa việc ra máu kinh và tình trạng xuất huyết âm đạo do một số nguyên nhân nhất định kinh mang thai.

Nguyên nhân khiến bạn ra máu như hành kinh khi mang thai

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt hay có dấu hiệu có bầu vẫn có kinh là do đâu? Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu âm đạo khi mang thai và nghĩ rằng bản thân có thai nhưng vẫn có kinh là do: 

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt hay vì sao có thai vẫn có kinh tháng đầu? Bạn có biết chảy máu âm đạo là hiện tượng khá phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên? Một trong những hiện tượng khiến chị em dễ nhầm lẫn, nghĩ rằng mình có bầu vẫn có kinh đó là hiện tượng ra máu báo thai, tình trạng ra máu lốm đốm xảy ra khi nhau thai bám thành công vào trong tử cung

Ngoài máu báo thai, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ và khiến mẹ dễ băn khoăn không biết tại sao có thai nhưng vẫn có kinh như:

[embed-health-tool-due-date]

2. Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20

có kinh khi mang thai

Nhiều chị em thường thắc mắc có bầu vẫn có kinh là vì sao hay có thai vẫn có kinh bất thình lình là do đâu? Việc bị chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20 của thai kỳ mà nhiều mẹ bầu nhầm lẫn với kinh nguyệt bắt nguồn từ các nguyên do sau:

  • Khám cổ tử cung: Khi khám thai, bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung để xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không và thủ thuật này có thể khiến bà bầu bị chảy máu nhẹ khu vực vùng kín.
  • Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng xảy ra khi nhau thai bám gần hoặc trên lỗ cổ tử cung gây ra tình trạng chảy máu khiến mẹ bầu có thể nghĩ rằng có thai nhưng vẫn có kinh. 
  • Sinh non hoặc chuyển dạ: Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra và tử cung sẽ co lại để giúp di chuyển thai nhi xuống âm đạo. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. 
  • Quan hệ tình dục: Hầu hết phụ nữ có thể quan hệ tình dục trong khi mang thai nếu không gặp vấn đề gì. Bên cạnh đó, khi gần gũi cùng chồng, mẹ bầu có thể bị chảy máu nhẹ do sự nhạy cảm ở mô âm đạo và cổ tử cung đang tăng. Hiện tượng chcayr máu này có thể khiến không ít mẹ bầu nhầm lẫn rằng bản thân có bầu vẫn có kinh. 
  • Vỡ tử cung: Đây là tình trạng tử cung bị rách trong lúc chuyển dạ. Tình trạng này hiếm gặp nhưng có nhiều nguy cơ xảy ra nếu trước đó mẹ bầu đã sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung. 
  • Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai bắt đầu tách ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời gây chảy máu âm đạo khiến mẹ bầu lầm tưởng là có thai nhưng vẫn có kinh. 

Có kinh khi mang thai: Khi nào cần đi khám?

Hiện tượng có thai vẫn có kinh nguyệt có thể là do nhầm lẫn với các tình trạng đã nêu ở trên và khiến mẹ chảy máu âm đạo trong thai kỳ. Do đó, nếu cho rằng mình có thai vẫn có kinh, tốt nhất mẹ nên chú ý quan sát. Nếu gặp các tình trạng dưới đây, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời:

  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi và bạn cần dùng đến băng vệ sinh
  • Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng, chóng mặt
  • Đau dữ dội ở vùng bụng
  • Đau vùng xương chậu…

Hiện tượng ra máu âm đạo dễ làm cho không ít mẹ bầu lầm tưởng rằng mình có thai nhưng vẫn có kinh. Tuy nhiên, theo cơ chế sinh học thì điều này không thể xảy ra. Do đó, nếu bị xuất huyết bất thường, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và có hướng khắc phục kịp thời. 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can You Still Have Your Period If You’re Pregnant? https://kidshealth.org/en/teens/period-pregnancy.html ngày truy cập 4/10/2021

BLEEDING AND SPOTTING FROM THE VAGINA DURING PREGNANCY https://www.marchofdimes.org/complications/bleeding-and-spotting-from-the-vagina-during-pregnancy.aspx – truy cập ngày 4/10/2021

Bleeding During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy?utm_source=redirect&utm_medium=web&utm_campaign=otn – truy cập ngày 4/10/2021

Your menstrual cycle https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/your-menstrual-cycle/#2 – truy cập ngày 4/10/2021

Vaginal bleeding https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/ – truy cập ngày 4/10/2021

Phiên bản hiện tại

09/06/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 09/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo