Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hầu hết các mẹ bầu thường có hiện tượng chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt thời gian mẹ mang thai.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chóng mặt trong thời kỳ mang thai là sự gia tăng hormone khiến các mạch máu mở rộng. Điều này giúp tăng lưu lượng máu cho thai nhi nhưng làm chậm sự hồi máu trong các tĩnh mạch, dẫn đến huyết áp sẽ thấp hơn bình thường, có thể làm giảm lưu lượng máu đến não gây ra hiện tượng chóng mặt.
Khi bị thiếu máu hoặc giãn tĩnh mạch, mẹ bầu có nguy cơ dễ bị chóng mặt hơn những người khác. Trong thời kì tam cá nguyệt thứ hai, tình trạng chóng mặt xảy ra có thể do tử cung đang lớn sẽ tạo áp lực lên các mạch máu.
Bạn cũng có thể chóng mặt nếu nằm ngửa, khi ấy trọng lượng của thai nhi có thể đè lên tĩnh mạch chủ của bạn (một tĩnh mạch lớn mang máu từ phần dưới cơ thể truyền đến tim).
Trong thời kì tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), mẹ có thể cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ. Lúc này, cơ thể mẹ cần cung cấp máu nhiều hơn đến tử cung để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cơ thể mẹ cũng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết, bạn có thể cảm thấy choáng váng. Sau đó, các mạch máu sẽ giãn ra, làm cơ thể hạ huyết áp.
Có một vài mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để làm dịu cơn chóng mặt. Trong đó, quan trọng nhất là bạn nên tránh thay đổi tư thế quá nhanh như đứng dậy lập tức khi đang ngồi hoặc nằm. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, gây choáng và ngất xỉu.
Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy thử những điều sau đây:
Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu cảm thấy chóng mặt kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau bụng. Đây có thể là một dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, nhau thai thấp trũng hoặc nhau bong non.
Nếu các triệu chứng này kéo dài kèm theo mờ mắt, đau đầu hoặc đánh trống ngực, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn rõ hơn. Triệu chứng này có thể là một tình trạng thiếu máu nặng hoặc một số bệnh khác có thể tác động tiêu cực đến thai nhi.
Khi bạn có một số triệu chứng như cảm giác muốn ngất xỉu, có chảy máu hoặc đau vùng bụng/chậu hay bất kì thắc mắc nào khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!