backup og meta

Mẹ bầu ngủ ít hay mất ngủ làm con sinh non hoặc sinh nhẹ cân

Mẹ bầu ngủ ít hay mất ngủ làm con sinh non hoặc sinh nhẹ cân

Nhiều mẹ bầu ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ hoặc mất ngủ trong suốt thai kỳ. Hãy coi chừng, giấc ngủ kém chất lượng có thể gây nhiều hậu quả đáng tiếc cho bé sắp chào đời.

Mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với giấc ngủ. Giấc ngủ kém chất lượng và không đủ thời lượng diễn ra thường xuyên trong thai kỳ. Ngay cả những người phụ nữ bình thường không gặp vấn đề về giấc ngủ cũng thấy rằng khi mang thai, họ bị khó ngủ và rất khó khăn trong việc ngủ đủ giấc.

Giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Đại học Pittsburgh tìm thấy mối liên hệ giữa chất lượng và thời lượng trong giấc ngủ của phụ nữ mang thai và các biến chứng khi sinh như trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, sinh non hoặc gián đoạn hệ thống miễn dịch thông thường.

Trầm cảm khi mang thai là một yếu tố nguy hiểm khác gây biến chứng khi sinh. Khảo sát trên 168 phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những phụ nữ trầm cảm và mất ngủ có nguy cơ lớn đối với các biến chứng như sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Nguyên nhân nào khiến giấc ngủ kém chất lượng?

Việc chúng ta, đặc biệt là phụ nữ mang thai mở rộng hiểu biết về sự liên hệ của giấc ngủ với chức năng miễn dịch và trầm cảm là rất quan trọng. Phụ nữ phải đối mặt với những trường hợp đặc biệt khó khăn liên quan đến giấc ngủ khi mang thai trong số đó mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ là vấn đề phổ biến. Đồng thời, nguy cơ xảy ra những hội chứng như chân không nghỉ, thở ngủ xáo trộn và mất ngủ khi mang thai càng cao đối với các bà mẹ tương lai. Một số yếu tố có thể góp phần khó ngủ khi mang thai, bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết. Mang thai là thời điểm xuấn hiện nhiều sự thay đổi trong nội tiết tố, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ. Mức tăng của progesterone có thể gây ra những thay đổi về đường hô hấp, ảnh hưởng nhịp điệu sinh học của giấc ngủ: Các bà mẹ buồn ngủ hơn vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm. Mức độ dao động của estrogen cũng gây ra những thay đổi sinh lý học can thiệp vào giấc ngủ;
  • Đau và khó chịu. Đau lưng dưới, buồn nôn, ợ nóng và khó chịu về thể chất khác thường là nguyên nhân gây trở ngại cho giấc ngủ. Không những thế, việc thức dậy để đi vệ sinh thường xuyên trong đêm cũng đe doạ giấc ngủ khi mang thai;
  • Sự lo ngại. Bên cạnh cảm giác tuyệt vời và thú vị về sinh linh sắp chào đời của mình, những bồn chồn lo lắng khiến các bà mẹ gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định của giấc ngủ.

Việc duy trì chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ mang thai là một thách thức nhưng không phải là bất khả thi đối với các bà mẹ. Bảo vệ giấc ngủ khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn cho cả thai nhi.

Bạn có thể xem thêm:

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sleep and pregnancy. http://www.huffingtonpost.com/dr-michael-j-breus/sleep-and-pregnancy_b_3727298.html . Ngày truy cập 11/01/2017.

Poor sleep mothers raises risk birth problems. http://www.dailymail.co.uk/health/article-1316698/Poor-sleep-mothers-raises-risk-birth-problems.html . Ngày truy cập 11/01/2017.

Phiên bản hiện tại

10/02/2017

Tác giả: Xuân Hương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuân Hương · Ngày cập nhật: 10/02/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo