backup og meta

Bà bầu xông tinh dầu được không? Cách sử dụng tinh dầu khi mang thai

Bà bầu xông tinh dầu được không? Cách sử dụng tinh dầu khi mang thai

Trong thời gian mang thai, bạn phải luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái, bình tĩnh và không lo âu. Để làm được điều này, không có cách nào tốt hơn là sử dụng các loại tinh dầu. Thế nhưng, không phải tinh dầu nào cũng an toàn cho thai phụ. Vậy làm thế nào để sử dụng liệu pháp tinh dầu an toàn? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết cách sử dụng tinh dầu khi mang thai đúng nhé.

Liệu pháp tinh dầu là phương thức chữa bệnh tự nhiên bằng cách sử dụng tinh dầu được chiết xuất từ thực vật. Phương pháp này giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng và kích thích. Tinh dầu thiên nhiên thường được pha với bazơ và dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho, dầu ôliu…), dùng để mát xa toàn thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha tinh dầu thiên nhiên với dầu nền rồi cho vào bồn tắm và ngâm mình thư giãn.

Tại sao liệu pháp tinh dầu lại hữu ích trong thời gian mang thai?

Tinh dầu rất mạnh. Khi được hấp thu, chúng hoạt động giống như thuốc, giúp ngăn ngừa bệnh tật và giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn. Cũng giống như thuốc, trước khi dùng, bạn phải hiểu rõ loại tinh dầu mà mình sắp dùng có tác dụng gì và loại nào an toàn cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai có được xông tinh dầu không? Tinh dầu nào an toàn cho mẹ?

Đối với vấn đề bà bầu xông tinh dầu được không? Câu trả lời là nếu muốn dùng tinh dầu, trước tiên bạn phải chờ đến tam cá nguyệt thứ hai. Nếu bạn muốn dùng sớm hơn thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng an toàn cho phụ nữ có thai dù bạn đã qua được 12 tuần đầu tiên. Nếu dùng không đúng, tinh dầu thiên nhiên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như kích thích các cơ co thắt, làm tăng huyết áp hoặc ức chế các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đó là lý do tại sao bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại tinh dầu tốt cho bà bầu. Sau đây là một số loại tinh dầu sau được xem là an toàn với thai phụ:

  • Tinh dầu bạc hà (giảm buồn nôn): Nhỏ 1 vài giọt vào khăn tay và hít thở
  • Tinh dầu hoa phong lữ (giảm lo lắng)
  • Tinh dầu tràm (kháng khuẩn, giảm nghẹt mũi)
  • Tinh dầu ngọc lan tây (giảm căng thẳng)
  • Tinh dầu cam hương (giúp thư giãn)
  • Tinh dầu cây bách (giúp giảm đau, an thần)
  • Tinh dầu hương trầm (giảm đau)
  • Tinh dầu tiêu đen (tăng năng lượng)
  • Tinh dầu cam quýt (giảm mệt mỏi)
  • Tinh dầu hoa oải hương (giúp ngủ ngon). Tuy nhiên, hoa oải hương thường được dùng để điều hòa kinh nguyệt. Do đó, có rất nhiều tranh cãi về việc tinh dầu hoa oải hương có an toàn cho phụ nữ có thai hay không. Nếu có tiền sử bị sẩy thai thì bạn không nên sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào, kể cả tinh dầu oải hương.

Có thể bạn quan tâm: Lợi ích không ngờ khi mẹ bầu đi massage

Những loại tinh dầu KHÔNG an toàn đối với phụ nữ mang thai

cách sử dụng tinh dầu khi mang thai 1

Nếu thích dùng tinh dầu, bạn nên tìm hiểu cách sử dụng tinh dầu khi mang thai an toàn. Trên thực tế, không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng an toàn cho thai phụ vì có một số loại tinh dầu có thể gây ra các cơn co thắt, ức chế các loại thuốc và gây xuất huyết tử cung. Bạn nên tránh dùng những loại tinh dầu sau:

  • Tinh dầu hương thảo (tăng huyết áp, gây co thắt)
  • Tinh dầu húng quế (có thể khiến tế bào phát triển không bình thường)
  • Tinh dầu xô thơm và hoa hồng (gây xuất huyết)
  • Tinh dầu nhục đậu khấu (gây ảo giác, can thiệp vào việc giảm đau)
  • Tinh dầu sả (kích thích các cơn co thắt).

Khi nào KHÔNG nên áp dụng cách sử dụng tinh dầu?

  • Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc thấp, đái tháo đường hoặc các vấn đề về tuyến giáp thì hãy hỏi bác sĩ xem việc sử dụng liệu pháp tinh dầu có an toàn hay không.
  • Một số loại tinh dầu có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là nếu bạn bị hen. Vì vậy, đừng dùng tinh dầu để mát xa hoặc xông.
  • Nếu bạn bị xuất huyết trong thời gian mang thai thì không nên sử dụng tinh dầu.

Liệu pháp hương thơm có tốt cho việc sinh nở không?

Một số phụ nữ thích sử dụng tinh dầu thiên nhiên trong quá trình chuyển dạ để giúp họ cảm thấy thư giãn và tập trung hơn. Hai loại tinh dầu thường được sử dụng khi chuyển dạ là tinh dầu hương trầm (giúp bạn bình tĩnh) và tinh dầu xô thơm (giúp tăng cường các cơn co thắt). Tuy nhiên, tinh dầu xô thơm thường có mùi khá mạnh, nên không phải ai cũng thích. Vì vậy, bạn nên nói trước với bác sĩ nếu có ý định sử dụng tinh dầu khi sinh nở.

Có thể sử dụng liệu pháp tinh dầu sau khi sinh không?

Tất cả các loại tinh dầu đều có đặc tính kháng khuẩn nên có thể giúp ngăn ngừa một số loại bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên thoa trực tiếp lên da hoặc bên trong âm đạo vì nó có thể khiến bạn đau đớn. Thay vào đó, bạn có thể trộn tinh dầu với dầu nền rồi pha để tắm và ngâm mình thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn đấy.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Aromatherapy oils in pregnancy – your need-to-know guide https://www.netmums.com/pregnancy/aromatherapy-oils-in-pregnancy—your-need-to-know Ngày truy cập 19/2/2018

Aromatherapy in pregnancy https://www.babycentre.co.uk/a1038554/aromatherapy-in-pregnancy Ngày truy cập 19/2/2018

Physical and Psychologic Effects of Aromatherapy Inhalation on Pregnant Women: A Randomized Controlled Trial

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3804257/ Truy cập ngày 27/12/2021

Essential oils: A pain management alternative for labor and delivery

https://utswmed.org/medblog/essential-oils-pregnancy/ Truy cập ngày 27/12/2021

Essential oils and pregnancy

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/essential-oils-and-pregnancy Truy cập ngày 27/12/2021

Phiên bản hiện tại

27/12/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

8 tác dụng của tinh dầu bạc hà đối với trẻ nhỏ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 27/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo