backup og meta

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau thế nào?

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau thế nào?

“Bụng bầu ngồi có ngấn không?” là thắc mắc của nhiều chị em bầu bí. Điều này là do có một số người vẫn chưa phân biệt được bụng bầu và bụng mỡ (béo bụng) khác nhau như thế nào.

Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề “Bụng bầu ngồi có ngấn không?” cũng như bật mí những điểm khác nhau giữa bụng mỡ và bụng bầu.

Giải đáp thắc mắc: Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Để biết được “Bụng bầu ngồi có ngấn không?”, cần hiểu rằng, hình dáng bụng khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ địa của mẹ bầu, lượng mỡ tự nhiên có trong cơ thể… Không những thế, kiểu dáng bụng bầu cũng thay đổi qua từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể:

1. Bụng bầu 3 tháng đầu ngồi có ngấn không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu bắt đầu làm quen với những thay đổi của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, trong khi những thay đổi về thể trạng, tinh thần (như ốm nghén, mệt mỏi) có thể nhận thấy rõ rệt, thì sự thay đổi của vòng bụng thường không quá rõ ràng.

Thực tế, ở một số người, bụng bầu trong 3 tháng đầu có thể trông tròn hơn một chút, nhưng điều này thường do tình trạng chướng bụng gây ra nhiều hơn là do em bé đang lớn dần trong tử cung. Ngược lại, một số mẹ bầu lại bị ốm nghén nặng, không thể ăn uống được như bình thường nên có thể bị giảm cân trong giai đoạn đầu thai kỳ, dẫn đến kích thước vòng bụng giảm đi đôi chút.

Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề “Bụng bầu 1, 2, 3 tháng ngồi có ngấn không?” là có thể có hoặc không tùy từng trường hợp:

  • Đối với những mẹ bầu trước đó có vòng eo nhỏ hay tạng người nhỏ: Hình dáng bụng bầu 3 tháng đầu thai kỳ khi ngồi sẽ không thấy ngấn.
  • Đối với những mẹ bầu có vòng eo lớn, bụng nhiều mỡ, thừa cân, béo phì hoặc tăng cân nhanh khi mang thai: Khi mẹ bầu 3 tháng đầu ngồi có thể xuất hiện ngấn bụng.

Có thể thấy, việc bụng bầu ngồi có ngấn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thể tạng của mỗi mẹ bầu. Trong giai đoạn này, mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu nhận thấy bụng bầu ngồi xuống có ngấn. Thay vào đó, các chị em bầu bí nên tập trung vào việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vận động thể chất đầy đủ, sinh hoạt khoa học, hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ hai ngồi có ngấn không?

bụng bầu ngồi có ngấn không

Bước vào những tháng giữa của thai kỳ, bụng của mẹ bầu bắt đầu lớn hơn và thật sự lộ rõ vào giữa tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này, tử cung của mẹ bầu được cho là có kích thước bằng một quả bóng rổ.

Vậy, mang thai 3 tháng giữa, bụng bầu ngồi có ngấn không? Câu trả lời trong hầu hết các trường hợp là “Không”. Trong giai đoạn này, bụng bầu đã to, căng tròn và cứng hơn, nên khi ngồi xuống, ngấn bụng sẽ không xuất hiện nữa. Ở thời điểm này, điều mẹ bầu cần quan tâm là ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, tăng cân mất kiểm soát.

3. Bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ ba ngồi có ngấn không?

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé đã phát triển to lớn hơn một cách nhanh chóng, khiến kích thước bụng bầu đạt đến cực đại. Lúc này, phần da bụng đã bị căng tối đa, do đó, lời đáp cho vấn đề “Bụng bầu 3 tháng cuối ngồi có ngấn không?” cũng là “Không”.

Vào tam cá nguyệt cuối cùng, không chỉ việc ngồi mà ngay cả đứng cũng gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu. Không ít thai phụ cũng cảm thấy việc ngồi đổ người về phía trước là khá vất vả. Do đó, tình trạng ngồi xuống thấy ngấn bụng ở thời điểm này là hoàn toàn không thể xảy ra.

Mặc dù vậy, một số phụ nữ mang thai nhận thấy bụng có “nếp gấp” ở giữa. Thực tế, đó là dáng bụng bầu hình chữ B, có thể nhìn thấy ngay cả khi mẹ bầu đang đứng.

Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào?

bụng bầu ngồi có ngấn không

Như vậy là bạn đã biết được “Bụng bầu ngồi có ngấn không?”. Trên thực tế, một số chị em mới mang thai nhận thấy khi ngồi xuống có ngấn bụng lại lầm tưởng là do béo bụng, nên chủ quan không để ý đến những dấu hiệu mang thai của cơ thể. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc chăm sóc thai kỳ giai đoạn đầu. Do đó, việc phân biệt rõ bụng bầu và bụng mỡ là cần thiết.

  • Bụng bầu săn chắc, bụng béo mềm nhão: Một trong những điểm khác biệt chính giữa bụng bầu và bụng béo là độ săn chắc. Bụng bầu sẽ cứng và săn chắc hơn, mẹ bầu có thể sờ tay lên bụng để cảm nhận. Ngược lại, bụng mỡ thường mềm, nhão, có xu hướng chảy xệ.
  • Bụng bầu căng tròn, bụng mỡ có ngấn: Xét về khía cạnh hình dáng, bụng bầu trông giống một quả bóng tròn căng, trong khí đó, bụng mỡ lại có các ngấn do chất béo có xu hướng tích tụ ở lớp trên của bụng.
  • Bụng bầu có các vết rạn: Khi mang thai, mẹ bầu thường nhận thấy những vết rạn trên bụng. Kích thước của vết rạn ở mỗi người sẽ khác nhau. Đây cũng là đặc điểm mà chỉ có ở bụng bầu còn bụng mỡ thì không có.

Cách giảm mỡ bụng cho mẹ bầu

bụng bầu ngồi có ngấn không

Đến đây, chắc hẳn là bạn đã không còn băn khoăn “Bụng bầu ngồi có ngấn không?” nữa rồi! Vậy, trong trường hợp mẹ bầu bị tích tụ mỡ quá nhiều ở vùng bụng thì có cách nào khắc phục không? Câu trả lời là “Có”.

Mẹ bầu có thể cố gắng đưa cân nặng trở lại đúng hướng bằng cách giảm tốc độ tăng cân xuống mức khuyến nghị theo từng tam cá nguyệt. Không nên giảm cân hoặc ngừng tăng cân hoàn toàn.

Để làm được điều này, các chị em bầu bí cần tuân thủ chế độ ăn khoa học, hợp lý. Không ăn quá nhiều hay quá ít trong một bữa. Mặt khác, mẹ bầu cũng có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể trong một lần ăn.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần vận động thể chất điều độ, thường xuyên. Các bài tập phù hợp với mẹ bầu có thể kể đến là đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được câu trả lời cho thắc mắc “Bụng bầu ngồi có ngấn không?”. Mặc dù đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng việc chú ý đến vòng bụng, cân nặng và chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ lại vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần tuân thủ thực đơn ăn uống khoa học và vận động thể chất hợp lý để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

2nd trimester pregnancy: What to expect – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047732 Ngày truy cập: 17/10/2023

Changes During Pregnancy | ACOG https://www.acog.org/womens-health/infographics/changes-during-pregnancy Ngày truy cập: 17/10/2023

Changes in Your Body During Pregnancy: Second Trimester https://familydoctor.org/changes-in-your-body-during-pregnancy-second-trimester/ Ngày truy cập: 17/10/2023

Pregnancy Diet: Foods To Eat While Pregnant https://my.clevelandclinic.org/health/articles/12593-pregnancy-nutrition Ngày truy cập: 17/10/2023

Quick reference guide – Weight management before, during and after pregnancy https://www.nhs.uk/Planners/pregnancycareplanner/Documents/NICE_reference_weight_management_pregnancy.pdf Ngày truy cập: 17/10/2023

Pregnant Belly vs. Fat Belly (4 Major Differences Explained) https://www.focusonyourchild.com/pregnant-belly-vs-fat-belly/ Ngày truy cập: 17/10/2023

Pregnant Belly Stages: Size, Shape, And What To Expect https://www.mustelausa.com/blogs/mustela-mag/pregnant-belly-stages-size-shape-and-what-to-expect Ngày truy cập: 17/10/2023

Phiên bản hiện tại

17/10/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Dấu hiệu nào giúp nhận biết

6 Dấu hiệu sa bụng bầu báo hiệu ngày sinh đến gần mẹ đã biết?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 17/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo