backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hỏi đáp Bác sĩ: Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    Hỏi đáp Bác sĩ: Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?

    Bạn đọc hỏi


    Chào bác sĩ,
    Em 32 tuổi, lập gia đình đã hơn 1 năm. 2 vợ chồng em đều khỏe mạnh, quan hệ đều, không dùng các biện pháp tránh thai nhưng chưa có thai. Vòng kinh của em tương đối đều, trung bình 30 – 32 ngày/chu kỳ. Bác sĩ cho em hỏi vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào? Cách tính ngày rụng trứng trong trường hợp của em thì tính như thế nào để có thể quan hệ đúng thời điểm giúp gia tăng cơ hội thụ thai ạ? 
    [engage-subot id="1100"]
    Ngọc Huyền Lê, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 

    Bác sĩ trả lời

    Chào bạn Ngọc Huyền Lê, 

    Với câu hỏi “vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào, cách tính ngày rụng trứng trong trường hợp của này thì tính như thế nào để có thể quan hệ đúng thời điểm giúp gia tăng cơ hội thụ thai?”, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

    1. Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào? 

    Khái niệm ngày rụng trứng và thời điểm dễ thụ thai

    Để có câu trả lời cho thắc mắc vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?, mời bạn cùng tìm hiểu về khái niệm ngày rụng trứng và thời điểm dễ thụ thai:

    Hiện tượng rụng trứng xảy ra khi trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng. Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển vào vòi trứng, nơi diễn ra sự thụ tinh. Nếu tinh trùng có mặt trong vòi trứng vào thời điểm trứng rụng thì đây là cơ hội tốt để trứng thụ tinh, tạo ra phôi thai và phát triển thành thai nhi. 

    Cơ hội mang thai xảy ra khi bạn giao hợp trong khoảng 5 ngày trước rụng trứng và ngay trong ngày rụng trứng, đây gọi là cửa sổ làm tổ. Nhưng dễ mang thai hơn cả là giao hợp trong 3 ngày trước và trong lúc rụng trứng. Giao hợp trong khoảng thời gian này là thời điểm tốt nhất để bạn thụ thai. Vì tinh trùng có thể sống sót sau khi được phóng thích từ 5-7 ngày. Khoảng 12-24 giờ sau khi trứng rụng thì cơ hội thụ thai của người phụ nữ còn rất thấp, vì đời sống của trứng sau khi rụng chỉ trong khoảng này và sau thời điểm này trứng không còn trong vòi trứng nữa. 

    Hầu như không có cơ hội thụ thai nếu bạn giao hợp trước và sau thời điểm cửa sổ làm tổ như đã nói ở trên. Tuy nhiên, với các trường hợp chưa muốn có em bé thì các bạn cũng không lấy điều này để ngừa thai tự nhiên nhé. 

    Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào? Cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ 30 – 32 ngày giúp gia tăng cơ hội thụ thai 

    vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào

    Với thắc mắc cách tính ngày rụng trứng khi vòng kinh của bạn Ngọc Huyền Lê là 30 – 32 ngày thì tính như thế nào để có thể quan hệ đúng thời điểm giúp gia tăng cơ hội thụ thai? Bác sĩ trả lời bạn như sau: 

    Thời điểm rụng trứng thường diễn ra 14 ngày trước ngày hành kinh (lấy ngày hành kinh trừ đi 14). Ví dụ trong trường hợp bạn có chu kỳ đều 30 ngày: Giả sử, bạn sẽ hành kinh vào khoảng ngày 1 tháng 12 tới, thì ngày rụng trứng của bạn đâu đó nằm trong khoảng ngày 18/12. Khi đó, ngày giao hợp dễ thụ thai nhất rơi vào các ngày 16, 17, 18/12. 

    Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến các dấu  hiệu nhận biết rụng trứng:

  •  Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ (khoảng 0,5 – 1 độ C), bạn có thể dùng nhiệt kế theo dõi hàng ngày cùng vào một thời điểm như buổi sáng sớm ngay khi vừa thức dậy
  • Nồng độ hormone luteinizing (LH) tăng cao, được đo bằng que thử rụng trứng hoặc xét nghiệm máu
  • Dịch nhầy cổ tử cung hoặc tiết dịch âm đạo trong, dai, loãng, như lòng trắng trứng
  • Căng tức vú
  • Có cảm giác đầy hơi
  • Chảy máu thấm giọt
  • Đau hoặc co thắt bụng nhẹ. 
  • Mời bạn trải nghiệm

    Bên cạnh việc áp dụng các cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, bạn có thể thử trải nghiệm công cụ tính ngày rụng trứng của Hello Bacsi giúp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

    Như trong thư bạn Ngọc Huyền Lê chia sẻ: “2 vợ chồng bạn đều khỏe mạnh, kết hôn đã hơn 1 năm, quan hệ đều, không dùng các biện pháp tránh thai nhưng chưa có thai”, để biết thêm thông tin, mời bạn tiếp tục tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ bên dưới. 

    2. Nguyên nhân quan hệ đều mà chưa có thai 

    Nguyên nhân quan hệ đều đặn nhưng chưa có thai có thể đến từ chồng hoặc vợ hoặc kết hợp cả hai và cũng có thể không rõ nguyên nhân (chiếm gần 30%). 

    • Về phía người nam:
  • Do tinh trùng: di động kém, yếu, dị dạng, giảm số lượng, vô tinh
  • Thiểu năng sinh dục
  • Dị tật sau tinh hoàn
  • Rối loạn chức năng sinh tinh
    • Về phía người nữ:
      • Tắc nghẽn vòi trứng
      • Hư vòi trứng 
      • Rối loạn chức năng buồng trứng
      • Lạc nội mạc tử cung
      • Giao tử có vấn đề
      • Cổ tử cung có vấn đề… 

    Để tìm hiểu nguyên nhân, cả 2 vợ chồng nên cùng đi khám ở bệnh viện phụ sản có chuyên khoa hiếm muộn để thực hiện siêu âm và xét nghiệm. Trường hợp của bạn đã quan hệ đều đặn hơn 1 năm mà chưa có thai lần nào thì cần đi kiểm tra sớm nhé. 

    3. Mách nhỏ các bí quyết trong sinh hoạt giúp gia tăng cơ hội thụ thai 

    vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào

    Trong khi chưa thực hiện được việc khám hiếm muộn hoặc khám rồi nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, cả hai có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau: 

    • Giao hợp đúng thời điểm: Canh ngày rụng trứng hoặc giao hợp với tần suất 2-3 ngày/lần. Bên cạnh đó, người nữ nên nằm kê cao mông 15 phút sau khi giao hợp. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng về hiệu quả của hoạt động này
    • Kiểm soát cân nặng: Các nghiên cứu cho thấy rằng thiếu cân hoặc thừa cân đều làm gián đoạn sự rụng trứng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cân đối nằm trong khoảng 18,5-24,9. Việc tập thể dục thể thao đều đặn là cách tốt để kiểm soát, nhưng bạn không nên tập quá nặng. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm soát lại việc ăn uống, hạn chế thức ăn ngọt, tinh bột, dầu mỡ, nên ăn trái cây và rau thay thế. 
    • Giảm căng thẳng mệt mỏi: Các chuyên gia cho rằng stress có thể khiến việc mang thai khó khăn hơn. Yoga, thiền định, đi bộ đường dài vừa giúp giảm stress vừa mang lại cuộc sống khoẻ mạnh. 
    • Điều trị các bệnh lý: Nếu bạn đang mắc các bệnh như đái tháo đường, hen suyễn hay động kinh thì cần kiểm soát bệnh thật tốt. Thử thảo luận với bác sĩ điều trị xem có thể giảm liều không, vì có thể việc sử dụng thuốc liều cao ảnh hưởng đến khả năng có thai.
    • Cải thiện sức khỏe người nam: Hãy bỏ hút thuốc (nếu có), hạn chế thức uống có cồn, ăn uống lành mạnh, giảm stress.

    Trân trọng!

    Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo