backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng?

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 03/06/2022

    Sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng?

    Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có nhiều lợi ích cho cả trẻ em và người lớn. Những chất dinh dưỡng của loại quả này rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ, mẹ sinh mổ ăn sầu riêng được không?

    Đáp án của vấn đề mới sinh mổ ăn sầu riêng được không sẽ được tiết lộ thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của quả sầu riêng

    Mới sinh mổ ăn sầu riêng được không là thắc mắc của nhiều mẹ. Tuy nhiên, trước khi giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu những lợi ích của sầu riêng.

    Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, kali, canxi… Do đó, loại quả này có rất nhiều công dụng:

    • Giảm mệt mỏi: Trong 100g sầu riêng chứa 21% carbohydrate cần thiết cho cơ thể hoạt động. Việc ăn sầu riêng có thể giúp tăng năng lượng, từ đó làm giảm sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần cho mẹ sau sinh mổ.
    • Phòng ngừa trầm cảm sau sinh mổ: Sầu riêng có chứa vitamin B6, có tác dụng sản xuất serotonin nhằm ngăn ngừa bệnh trầm cảm một cách tự nhiên. Không những thế, chất tryptophan (một loại axit amin có thể được chuyển hóa thành serotonin) trong sầu riêng có thể làm cho cơ thể phụ nữ sau sinh mổ thư giãn và cải thiện tâm trạng của các mẹ sau sinh.
    • Giúp xương và răng khỏe mạnh: Sau khi sinh mổ, cơ thể của mẹ còn yếu. Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh bên trong cơ thể khiến xương yếu đi và răng dễ bị ê buốt hơn. Việc ăn sầu riêng có thể tăng cường canxi, kali, vitamin B1 và ​​B2 giúp xương và răng khỏe mạnh.
    • Giảm nguy cơ thiếu máu sau sinh mổ: Phụ nữ sau sinh mổ thường bị mất đi một lượng máu lớn, do đó, sau khi sinh, mẹ cần ăn những thực phẩm giúp tăng khả năng phục hồi lượng máu đã mất đi. Và sầu riêng là một loại quả có nhiều chất sắt hỗ trợ tái tạo máu trong cơ thể cho mẹ sau sinh mổ. Hàm lượng sắt cao của sầu riêng có thể kích thích sản xuất hemoglobin trong máu rất hữu ích cho những mẹ sau sinh mổ bị thiếu máu. Không chỉ có sắt, loại quả này còn chứa folic, vitamin C và đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng thiếu máu. Do chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, trái sầu riêng có thể được coi là một phương thuốc tự nhiên rất hiệu quả cho bệnh thiếu máu.  
    • Cải thiện làn da cho mẹ sau sinh mổ: Phụ nữ sinh mổ hay sinh thường đều có thể gặp phải tình trạng nám da, sạm da sau sinh. Việc đắp mặt nạ sầu riêng có thể giúp cải thiện vấn đề này nhờ vào hàm lượng lớn vitamin C giúp ngăn ngừa các gốc tự do khác nhau và làm chậm quá trình lão hóa của làn da.

    Như vậy, có thể thấy, sầu riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ sinh mổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, bên cạnh lợi ích, liệu sầu riêng có gây hại cho các mẹ sau sinh mổ không? Mẹ sinh mổ ăn sầu riêng được không và sau sinh bao lâu thì ăn được sầu riêng?

    Giải đáp thắc mắc: Phụ nữ sinh mổ ăn sầu riêng được không?

    sinh mổ ăn sầu riêng được không

    Đối với vấn đề sinh mổ ăn sầu riêng được không, Hello Bacsi sẽ cùng điểm qua một số tác hại của việc ăn sầu riêng sau khi sinh mổ, để từ đó cân nhắc mặt lợi, mặt hại và đưa ra kết luận phù hợp nhất. Việc ăn sầu riêng sau khi sinh mổ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

    1. Sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sầu riêng gây táo bón sau sinh mổ

    Mặc dù sầu riêng có chứa chất xơ có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ, nhưng đặc tính nóng và lượng đường cao của loại quả này lại “vô hiệu hóa” công dụng của chất xơ đối với phụ nữ sinh mổ. Tính nóng của sầu riêng có thể gây những tác động xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ, dẫn đến tình trạng đầy bụng, thậm chí là táo bón sau sinh mổ

    >>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ 8 cách phòng ngừa và chữa táo bón sau sinh mổ tại nhà

    2. Sầu riêng làm vết thương sinh mổ khó lành

    Nếu bạn đang băn khoăn sau sinh mổ ăn sầu riêng được không thì hãy cân nhắc vì ăn sầu riêng sẽ làm chậm quá trình phục hồi của vết mổ. Hàm lượng đường cao và tính nóng của sầu riêng sẽ khiến sự tuần hoàn máu bị chậm lại, do đó hạn chế hoạt động của các tế bào hồng cầu, bạch cầu, gây khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến để chữa lành vết mổ. Vì vậy, việc ăn sầu riêng sau sinh mổ sẽ làm cho vết thương khó lành hơn, kéo dài thời gian điều trị và chăm sóc vết mổ, gây nhiều đau đớn cho mẹ sau sinh. 

    3. Ăn sầu riêng sau sinh mổ làm tăng nguy cơ bị béo phì

    Sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sầu riêng được biết đến với công dụng cung cấp năng lượng cho người bị mệt mỏi nhờ vào hàm lượng carbohydrate cao. Do đó, nguồn năng lượng dồi dào này có thể khiến mẹ mổ sau sinh tăng cân không kiểm soát. Trong khi đó, việc giảm cân sau sinh luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhiều mẹ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc vấn đề sinh mổ ăn sầu riêng được không.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Giảm cân sau sinh mổ, không gì là không thể!

    4. Sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Ảnh hưởng xấu đến làn da

    sinh mổ ăn sầu riêng được không

    Không chỉ quan tâm đến cân nặng, phụ nữ sau sinh (kể cả mổ hay sinh thường) đều mong muốn nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp của làn da trước khi mang thai. Mặc dù việc đắp mặt nạ sầu riêng có thể giúp ích cho làn da của mẹ sau sinh mổ, nhưng liệu mẹ sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Thực tế cho thấy, do sầu riêng có tính nóng nên mẹ sau sinh ăn sầu riêng có thể gây nổi mụn nhiều hơn, khiến tình trạng da xấu đi và làm cho quá trình phục hồi làn da khó khăn hơn.

    5. Sầu riêng có thể gia tăng nguy cơ tiểu đường sau sinh mổ

    Tiểu đường sau sinh là một vấn đề khiến nhiều mẹ e ngại. Chính vì thế, việc lựa chọn thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sao cho phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu đưa sầu riêng vào thực đơn này thì sẽ ra sao? Mẹ sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Hàm lượng đường glucose cao của quả sầu riêng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với lượng đường glucose trong đường. Do đó, nếu ăn sầu riêng sau sinh mổ, mẹ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau sinh mổ nếu mẹ ăn quá nhiều sầu riêng.

    6. Sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sầu riêng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

    Phụ nữ sau sinh mổ ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có thể làm tăng lượng cholesterol dẫn đến nồng độ axit uric cao, do đó, làm tăng các vấn đề về sức khỏe. Không những thế, mức cholesterol cao còn khiến tim đập nhanh hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra cơn đau tim mà trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

    Ngoài ra, mẹ sau sinh mổ có tiền sử cao huyết áp không nên ăn sầu riêng. Việc ăn sầu riêng làm tăng huyết áp, gây ra nhịp tim nhanh. Những mẹ sau sinh mổ bị tăng huyết áp đột ngột còn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Trường hợp tình trạng tăng huyết áp và đau tim cùng khởi phát thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

    Như vậy, câu trả lời cho vấn đề sau sinh mổ ăn sầu riêng được không là “không nên”. Bạn cần hạn chế ăn loại quả này sau khi sinh mổ để tránh những nguy cơ tiềm ẩn.

    Sau sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng?

    Như vậy, bạn đã biết sau sinh mổ ăn sầu riêng được không. Vậy, sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho vấn đề mẹ sau sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng. Nguyên nhân là vì cơ địa của mỗi người là khác nhau và thời gian lành vết thương là khác nhau. Do đó, nếu có thể, hãy đợi đến khi vết thương mổ lành hẳn và lên sẹo mờ mới nên ăn sầu riêng, mẹ nhé! 

    >>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được sau sinh mổ ăn sầu riêng được không và sinh mổ bao lâu được ăn sầu riêng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lan Quan


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 03/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo