Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Điều này giúp thúc đẩy nhu động ruột làm việc đều đặn nhưng không bị quá tải.
3. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
Những loại thuốc giảm đau Opioid và viên uống bổ sung sắt đều có tác dụng phụ phổ biến là gây táo bón. Việc dùng thuốc kháng sinh cũng gây ra vấn đề tương tự ở một số phụ nữ sau sinh. Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế dùng những loại thuốc này. Thay thế thuốc sắt bằng những thực phẩm giàu chất sắt cũng giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh mổ.
4. Vận động nhiều hơn

Hỏi bác sĩ về thời điểm có thể vận động thể chất. Ngay khi có thể, hãy tập thể dục mỗi ngày, dù chỉ là những bước đi ngắn. Bạn hãy di chuyển quanh nhà càng nhiều càng tốt và tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách ngồi xổm nếu không thấy đau. Những bài tập sau thời gian ở cữ có thể ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bị táo bón lâu ngày.
Ngoài ra, việc ra ngoài vận động thể chất cũng rất giúp ích trong việc thúc đẩy máu huyết lưn thông, giải tỏa tâm lý bức bối sau sinh hiệu quả.
5. Cách trị táo bón sau sinh mổ: Rèn thói quen đi tiêu đúng cách, đúng giờ
Sau ca sinh, bạn nên tập đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày và một khung giờ nhất định để báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc đi tiêu. Thời điểm tốt nhất nên đi tiêu là vào buổi sáng. Lưu ý, không nên vì sợ đau, sợ đứt chỉ mà nhịn đi tiêu. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, không nên rặn quá mạnh hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Khi đi tiêu, bạn có thể dùng 1 chiếc ghế để kê cao chân trong tư thế ngồi xổm khi ngồi trên bồn cầu nhằm giúp bạn rặn dễ dàng hơn.
6. Suy nghĩ tích cực ngừa táo bón sau sinh mổ
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!