Thêm vào đó, bạn cũng nên có sự cân đối liều dùng khi kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin E như: ngũ cốc, đậu tương, lúa mạch, trứng, các loại rau ăn lá màu xanh đậm… Nếu không chắc chắn, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ bạn nhé!
Cho con bú uống vitamin E được không? Vitamin E là chất không thể thiếu cho các mẹ sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin E với lượng khuyến nghị là 19mg/ngày để đảm bảo con phát triển toàn diện nhé!
4. Vitamin D là loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh

Có lẽ đâu đó bạn đã nghe hoặc đọc được thông tin rằng vitamin D có thể được cơ thể tổng hợp nên. Điều này hoàn toàn chính xác, tuy nhiên hầu hết phụ nữ sau sinh đều bị thiếu hụt dưỡng chất này nên sẽ có rất ít hoặc không có vitamin D trong sữa mẹ để truyền sang cho con.
Điều này vô cùng bất lợi, bởi vitamin D, nhất là vitamin D3, có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của bé. Nếu thiếu vitamin D3, trẻ có nguy cơ bị còi xương, đồng thời sụn không được vôi hóa đầy đủ làm xương bị biến dạng ảnh hưởng đến dáng, đi chiều cao của bé…
Với mẹ, nếu cơ thể không có đủ lượng vitamin D sau sinh, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như loãng xương, đau khớp, đau mỏi vai gáy, đổ mồ hôi trộm…
Ngoài việc dùng viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ, hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D như: sữa, trứng, thịt, cá, các loại đậu… Bạn có thể nạp thêm “vitamin mặt trời” bằng cách dành thời gian khoảng 10–15 phút mỗi ngày để tắm nắng vào buổi sớm.
5. Vitamin C cho mẹ sau sinh

Sau sinh, không ít mẹ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể do phải kiêng khem quá mức hoặc gặp nhiều áp lực trong chuyện gia đình và cả việc chăm con. Do đó, ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì bạn cần bổ sung thêm các vitamin dành cho mẹ sau sinh để lấy lại cân bằng, nhất là vitamin C.
Dưỡng chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch vốn đã rất mỏng manh của mẹ. Ngoài ra, vitamin C có khả năng thúc đẩy cơ chế sửa chữa tổn thương của tế bào, làm lành các vết thương.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết vitamin C kích thích bạch cầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Theo đó, tế bào miễn dịch này đóng vai trò “quét sạch” mọi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, nó cũng tham gia vào quá trình hình thành nên collagen và một số thành phần tạo ra mô liên kết ở nhiều cơ quan khác nhau.
Một lợi ích quan trọng khác ít ai biết là vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt, phòng ngừa chứng thiếu máu. Hầu hết chúng ta đều biết dưỡng chất này có nhiều trong các trái cây như: cam, quýt, sơ ri, ổi… Ngoài ra, một số loại rau như rau ngót, cần tây, kinh giới, súp lơ… cũng hàm chứa một lượng nhỏ vitamin C.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?
6. Axit Folic (Vitamin B9) – Vitamin cho mẹ cho con bú cần bổ sung

Đa số các mẹ thường chú trọng đến việc bổ sung vitamin B9 trong thai kỳ mà xem nhẹ việc bổ sung dưỡng chất này ở thời kỳ cho con bú. Mặc dù axit folic cũng có mặt trong các loại thực phẩm quen thuộc như gạo, sữa, lúa mì, các loại rau lá xanh nhưng hàm lượng không cao nên khó có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Theo đó, axit folic đóng vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ, cũng như tham gia vào nhiều chức năng thần kinh ở trẻ sơ sinh. Sự thiếu vắng vitamin B9 trong sữa mẹ khiến cho quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào bị chậm lại, hệ quả là trẻ sẽ kém phát triển hơn.
7. Vitamin B6 (Pyridoxine)
Việc bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh không thể thiếu các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng dưỡng chất này lại rất quan trọng với cơ thể.
Ngủ đủ giấc là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh và cả quá trình sửa chữa, phục hồi các tế bào ở người mẹ. Điểm thú vị là vitamin B6 giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ bằng việc tối ưu hóa quy trình hình thành nên hormone melatonin. Chưa dừng tại ở đó, pyridoxine còn là yếu tố cần thiết cho sự phát triển thần kinh, đồng thời thúc đẩy não bộ hoạt động hiệu quả hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!