backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Tiểu buốt sau sinh: 6 nguyên nhân đáng chú ý bạn nên tìm hiểu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 23/11/2021

    Tiểu buốt sau sinh: 6 nguyên nhân đáng chú ý bạn nên tìm hiểu

    Hiện tượng tiểu buốt sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số sẽ dần hết khi cơ thể bắt đầu phục hồi.

    Sau khi thiên thần nhỏ chào đời, các mẹ thường sẽ gặp phải một số vấn đề bất tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt như sưng phù, sản dịch, đi vệ sinh khó khăn… Trong số đó, tiểu buốt là một tình trạng khiến chị em khó chịu và đau đớn. Phụ nữ có thể đi tiểu bị buốt sau sinh thường và sinh mổ.

    Các nguyên nhân gây tiểu buốt sau sinh

    Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến phụ nữ sau sinh bị đi tiểu buốt:

    1. Tiểu buốt sau sinh do kích ứng niệu đạo

    Trong quá trình sinh con, đặc biệt là sinh mổ, mẹ bầu thường được đặt ống thông tiểu. Điều này nhằm giúp bàng quang không bị đầy trong quá trình phẫu thuật và hỗ trợ mẹ bầu không cần ngồi dậy để đi vệ sinh sau khi sinh con. Ống thông tiểu sẽ được lấy ra khi thuốc gây tê đã hết tác dụng hoàn toàn. Sau khi lấy ống thông ra, niệu đạo bị kích ứng nhẹ khi bạn đi tiểu. Do đó, bạn sẽ có cảm giác nóng ran, châm chích và đau.

    2. Sau sinh đi tiểu buốt do co thắt bàng quang

    Tiểu buốt sau sinh

    Co thắt bàng quang xảy ra khi cơ bàng quang bỗng nhiên bị co bóp khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu ngay. Điều này có thể gây đau khi đi tiểu do bàng quang đã bị ảnh hưởng bởi quá trình phẫu thuật và sinh nở.

    Nếu cơn đau không thuyên giảm mà chuyển biến nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

    3. Viêm nhiễm đường tiết niệu sau sinh

    Có đến 16% chị em lần đầu làm mẹ sẽ phải trải nghiệm cảm giác tiểu buốt sau sinh, đặc biệt là khi sinh mổ. Nguyên nhân gây ra là do đường tiết niệu có dấu hiệu bị nhiễm trùng kèm theo các dấu hiệu như khó chịu, nước tiểu có màu sẫm. Tình trạng này có thể được điều trị bằng kháng sinh.

    4. Sau sinh đi tiểu buốt do sa bàng quang

    Sinh con có thể khiến bàng quang bị sa, đặc biệt là nếu bạn chọn phương pháp sinh mổ. Điều này là do sự thay đổi ở các cơ có chức năng giữ các cơ quan vùng chậu. Vào cuối giai đoạn mang thai, hormone làm giãn các cơ này để khung chậu sẵn sàng cho việc sinh nở. Sau khi sinh, các cơ đó vẫn giãn ra và gây sa bàng quang.

    Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm són tiểu khi hắt hơi, đau khi đi tiểu. Bệnh thường sẽ tự hết nhưng nếu nghiêm trọng, bạn cần nhờ sự can thiệp của bác sĩ để tiến hành phẫu thuật.

    5. Sau sinh đi tiểu buốt do tổn thương bàng quang

    Sau khi sinh con bằng phương pháp phẫu thuật, niệu đạo có thể xuất hiện một lỗ rò nhỏ khiến bạn cảm thấy đau đớn khi đi vệ sinh, đi tiểu không kiểm soát hoặc thậm chí nhiễm trùng. Hiện tượng này dù không phổ biến nhưng lại cần phẫu thuật để chữa trị.

    6. Dính bàng quang gây tiểu buốt sau sinh

    Sau bất kỳ loại phẫu thuật ở bụng, tình trạng dính có thể xảy ra trong khung chậu. Tại vị trí phẫu thuật hình thành mô sẹo có thể khiến các mô dính chặt với nhau. Sự dính này có thể hình thành ở bàng quang, niệu đạo hoặc tử cung, gây đau khi đi tiểu. Vì vậy, tình trạng sau sinh mổ đi tiểu buốt có thể xảy ra.  Trong trường hợp này, y tá hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để tránh tình trạng này. Nếu tình trạng dính xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ chỗ dính.

    Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

    Sốt cao

    Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:

    • Đau vùng chậu kèm theo buồn nôn và nôn mửa
    • Sốt cao trên 39°C
    • Vùng kín có mùi khó chịu
    • Buồn tiểu nhưng không thể đi
    • Đau đớn kéo dài khi tiểu
    • Nước tiểu có màu sẫm.

    Tiểu buốt, tiểu khó là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Do đó, bạn không cần quá lo lắng mà hãy tập trung chăm sóc bản thân để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Các triệu chứng khó chịu cũng sẽ dần biến mất khi cơ thể trở về trạng thái ổn định.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 23/11/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo