Sau hành trình dài vượt cạn, mẹ sẽ tiếp tục đối mặt với những cơn đau sau sinh. Tùy vào cơ địa mà bạn sẽ bị đau ở những vị trí khác nhau, lúc này những bí quyết giảm đau nhanh sẽ là “cứu cánh” dành cho mẹ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sau hành trình dài vượt cạn, mẹ sẽ tiếp tục đối mặt với những cơn đau sau sinh. Tùy vào cơ địa mà bạn sẽ bị đau ở những vị trí khác nhau, lúc này những bí quyết giảm đau nhanh sẽ là “cứu cánh” dành cho mẹ.
Những cơn đau sau sinh là nỗi ám ảnh to lớn của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên, khi có thiên thần nhỏ bên cạnh, kèm với những cách giảm đau sau sinh thường và sinh mổ của Hello Bacsi, bạn sẽ vượt qua những cơn đau dễ dàng.
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Điều này chính là lý do khiến sau sinh, bạn sẽ thấy đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể:
Theo ước tính, khoảng 50% bà mẹ bị đau lưng trong tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân đau lưng rất đa dạng, có thể là do tử cung mở rộng, cân nặng tăng nhanh khiến lưng gặp nhiều áp lực, do thay đổi nội tiết khiến dây chằng bị nới lỏng, khiến cột sống mất ổn định.
Các cơn đau lưng sau sinh sẽ kéo dài cho đến khi các cơ lấy lại được sức mạnh, thường là khoảng vài tháng nhưng cũng có trường hợp mẹ đau dai dẳng đến 3 năm. Nếu bạn bị đau lưng trước khi mang thai thì nguy cơ gặp lại nó sau khi sinh xong là rất cao. Thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ này.
Đau bụng dưới có thể là do các cơn co thắt kéo dài của dạ con và việc cho con bú. Đôi khi, cũng có thể là do nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc viêm ruột thừa. Đau bụng trên rất hiếm gặp và thường là do nhiễm trùng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.
Trong thời gian mang thai, các hormone sẽ kích thích xương chậu mở rộng để việc sinh nở diễn ra dễ dàng. Các dây chằng sẽ nới lỏng. Do đó, dù bạn làm bất kỳ hoạt động nào (thậm chí là đi bộ) cũng có thể gây đau vùng chậu. Đau vùng chậu có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi tiểu, đi ngoài và khi quan hệ tình dục.
Đau hông cũng là một triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt là nếu bạn sinh thường. Nếu khi sinh bác sĩ phải sử dụng đến kẹp thì có thể làm bầm, rách hoặc thậm chí là gãy xương hông, gây đau đớn. Tình trạng này là bình thường nhưng nếu cơn đau trầm trọng và kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên hỏi bác sĩ.
Trong tuần đầu sau sinh, vú sẽ trở nên lớn và cứng hơn do sữa non bắt đầu tiết ra. Dù bạn có cho con bú hay không thì bạn vẫn có khả năng gặp phải tình trạng này. Cơn đau sẽ biến mất trong vài ngày nhưng nếu nó kéo dài lâu hơn, bạn hãy đến bác sĩ khám.
Bạn có thể bị đau đầu sau sinh do khi cho con bú, cơ thể sản xuất hormone oxytocin. Tình trạng này thường kéo dài khoảng một vài tuần hoặc cho đến khi bé ngưng bú. Nếu bạn bị đau đầu liên tục, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tử cung phải mất từ 6 – 8 tuần để trở lại kích thước bình thường. Khi tử cung co lại, bạn sẽ cảm nhận được các cơn co thắt và những cơn đau này sẽ giảm dần theo thời gian. Bạn có thể cảm nhận được những cơn đau này khi cho con bú và trong những lần mang thai tiếp theo.
Bên cạnh những cơn đau trên, nhiều người còn bị đau xương sườn, các khớp như cổ tay, mắt cá chân… Những cơn đau này là do các cơn co thắt mà cơ thể đã trải qua trong quá trình chuyển dạ.
Để khắc phục các cơn đau sau sinh kể trên, bạn có thể thử áp dụng một số bí quyết sau:
Ngoài ra, bạn có thể thử dùng một số mẹo sau để giảm bớt số lượng và tần suất các cơn đau sau sinh:
Nếu những cách giảm đau sau sinh trên không có tác dụng, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn thêm một số phương pháp giảm đau phù hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!