backup og meta

Giảm thị lực sau khi sinh, bạn cần làm gì?

Giảm thị lực sau khi sinh, bạn cần làm gì?

Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Làm sao để bạn có thể cải thiện tình trạng này?

Thị lực của phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng do những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Những vấn đề thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt, mắt mờ liên tục… Điều này khiến sản phụ cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao bạn bị giảm thị lực sau khi sinh?

giảm thị lực sau sinh

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể nên người mẹ thường gặp các vấn đề về thị lực hoặc chóng mặt. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến giảm thị lực sau sinh:

1. Mờ mắt

Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường dẫn đến thị lực bị mờ (mắt mờ).

2. Tiền sản giật

Phụ nữ mắc chứng cao huyết áp có thể mắc chứng tiền sản giật. Tiền sản giật cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến thị giác của phụ nữ bị mờ hay nhạy cảm với ánh sáng sau khi sinh. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều trị thích hợp nhất.

3. Đái tháo đường thai kỳ

Tỷ lệ đường trong máu có thể dao động sau giai đoạn mang thai. Sự thay đổi về lượng đường trong máu có thể phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc mắt. Thêm vào đó, bệnh tiểu đường làm cản trở thị lực khiến bạn bị giảm thị lực sau sinh.

4. Tăng huyết áp khi mang thai

Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác.

5. U tuyến yên

Mặc dù u tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. U tuyến yên làm ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề giảm thị lực sau sinh.

Phương pháp điều trị giảm thị lực sau sinh

giảm thị lực sau sinh

Tình trạng giảm thị lực sau sinh có thể kéo dài khoảng sáu tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp điều trị các vấn đề về thị lực sau khi mang thai để cải thiện thị lực.

1. Khô mắt

Vấn đề khô mắt có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.

2. Mờ mắt

Nếu tình trạng mờ mắt hay giảm thị lực kéo dài 10 tháng sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật lasik hoặc mang kính áp tròng cho mắt.

3. Tiền sản giật

Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosterois hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tiểu đường thai kỳ

Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.

Khi giảm thị lực sau sinh, bạn có thể gặp nhiều trở ngại nếu muốn làm việc với sổ sách hay laptop. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé.

Giao Huỳnh HELLO BACSI

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Many Women Don’t Have a Plan For Their Health After Pregnancy
https://www.healthline.com/health-news/many-women-dont-have-a-plan-for-their-health-after-their-pregnancy
Ngày truy cập 23/09/2017

What You Should Know About Preeclampsia After Birth
https://www.healthline.com/health/pregnancy/preeclampsia-after-birth
Ngày truy cập 23/09/2017

Vision Changes After Pregnancy – 5 Causes, 7 Symptoms & 4 Treatments You Should Be Aware Of
http://www.momjunction.com/articles/vision-changes-after-pregnancy_00352791/
Ngày truy cập 23/09/2017

Blurry Vision During Pregnancy
http://www.newhealthadvisor.com/Blurry-Vision-During-Pregnancy.html 
Ngày truy cập 23/09/2017

Phiên bản hiện tại

23/03/2020

Tác giả: Giao Huynh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Thảo Viên


Bài viết liên quan

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 23/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo