backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹo nhỏ để đối phó với những cơn đau vai khi mang thai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/12/2018

    Mẹo nhỏ để đối phó với những cơn đau vai khi mang thai

    Đau vai khi mang thai là một trong những tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Do đó, bạn nên biết nguyên nhân gây đau vai và biện pháp giảm đau theo phương pháp tự nhiên.

    Đau vai là một vấn đề rất phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai phải đối mặt. Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do vì sao tình trạng này xảy ra, cách để giảm hoặc ngăn ngừa và những gì bạn có thể làm để giảm bớt mức độ nghiêm trọng.

    1. Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai

    Đau vai có thể do vấn đề ở vùng vai, chẳng hạn như đau khớp vai hoặc là triệu chứng biểu hiện sự tổn thương với một phần khác của cơ thể. Một số nguyên nhân gây đau vai khi mang thai là:

    Mang thai ngoài tử cung/span>

    Đau vai ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể trở thành dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng phôi thai bám vào ngoài thành tử cung hoặc trong các ống dẫn trứng, từ đó dẫn đến những cơn đau bắt nguồn từ vùng bụng, sau đó lan tới đầu vai và lưng. Dĩ nhiên, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người mẹ và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

    Sỏi thận

    Các món ăn đầy dầu mỡ kích hoạt sự tiết ra một loại hormone có thể làm tăng lượng canxi và cholesterol trong túi mật. Chất lỏng đi qua ống mật đôi khi bắt đầu rắn lại, từ đó tạo thành sỏi và gây ra cơn đau ở bụng rồi dần tỏa về phía vai phải hoặc lưng.

    Tăng cân và thay đổi tư thế

    Trọng lượng cơ thể tăng lên và tư thế không cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ đau vai. Các cơ bụng phải kéo giãn cùng những tư thế chưa đúng khiến cơ bắp chịu nhiều áp lực, từ đó tạo ra nhiều cơn đau lan rộng ở vai hoặc lưng.

    Giấc ngủ

    Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn nên ngủ nghiêng bên trái để cải thiện quá trình lưu thông máu. Song điều này cũng có khả năng làm căng vai và gây đau. Bên cạnh tư thế ngủ, giấc ngủ cũng đóng một vai trò trong việc quản lý cơn đau cơ xương khớp.

    Tiền sản giật

    Tiền sản giật thai kỳ có đặc trưng bao gồm cao huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu cao, nhưng cũng sẽ gây ra các cơn đau vai phải xuất phát từ gan.

    Nguyên nhân khác

    2. Dấu hiệu của đau vai khi mang thai

    dấu hiệu của đau vai khi mang thai

    • Một cơn đau âm ỉ giống như hiện tượng bong gân đi kèm với tình trạng cơ bắp cứng hoặc cùng những thay đổi trong tư thế ngủ hay thay đổi nội tiết tố.
    • Đau lan tới vùng cổ tử cung, kết hợp với cảm giác nóng rát ở mắt phát triển đi kèm sự mệt mỏi và căng thẳng.
    • Đau vai trong ba tháng đầu tiên khi mang thai thường liên quan đến buồn nôn, nôn, ngất xỉu, đau nửa đầu và huyết áp thấp.

    Bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê bên trên cũng có thể là nguyên nhân gây lo ngại và bạn không nên xem thường để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ lẫn con.

    3. Làm thế nào để đối phó với đau vai khi mang thai?

    Vì việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai, Hello Bacsi sẽ giới thiệu một vài giải pháp tự nhiên để điều trị đau vai trong thời gian này:

    • Sử dụng biện pháp chườm lạnh ở vai bị đau nhức để làm dịu cơn đau
    • Nằm ngửa khi ngủ, đặt một chiếc gối dưới lưng bên phải
    • Hãy thư giãn để tránh căng thẳng về tâm lý lẫn thể chất
    • Thực hiện các bài tập kéo căng nhẹ dưới sự giám sát của huấn luyện viên
    • Uống nhiều nước
    • Tìm kiếm chuyên gia dinh dưỡng để nghe các tư vấn về chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
    • Xoa bóp cùng tinh dầu
    • Vật lý trị liệu như yoga, bơi lội và bấm huyệt sẽ giảm đau, từ đó giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn.

    4. Các biện pháp y tế để chữa đau vai khi mang thai

    chữa đau vai khi mang thai

    Việc điều trị bao gồm thuốc để giảm đau và điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra:

    • Thuốc mỡ để bôi và thuốc xịt nhằm giảm đau và viêm
    • Nếu cơn đau do thai ngoài tử cung, việc điều trị phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ và có thể bao gồm can thiệp phẫu thuật
    • Trong trường hợp sỏi mật, một chế độ ăn thanh đạm và thuốc kiểm soát đều cần thiết để quản lý tình trạng này

    5. Làm thế nào để ngăn ngừa đau vai khi mang thai?

    Có những biện pháp để tránh đau vai khi mang thai, chẳng hạn như:

    • Ngủ đúng tư thế nhằm giảm thiểu căng thẳng tích tụ ở vùng vai
    • Chế độ ăn uống hợp lý sẽ ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày có thể gây đau vai
    • Duy trì tư thế thích hợp khi đứng, ngồi, đi bộ và ngủ để tránh đau vai
    • Quan hệ tình dục an toàn vì những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến sẹo vùng sinh sản tạo nên hiện tượng thai ngoài tử cung
    • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá đến mức tối đa
    • Thay đổi nệm nếu đó là nguyên nhân gây đau lưng.

    6. Câu hỏi thường gặp ở mẹ bầu

    Cơn đau xương vai khi mang thai phát triển như thế nào?

    Đau xương vai chủ yếu xuất hiện từ tư thế không đúng, khi lưng và vai của bạn nhô về phía trước. Ở đây, các bả vai bắt đầu tách ra khỏi nhau gây đau theo thời gian. Hầu hết chúng ta áp dụng tư thế này khi lái xe, ngồi tại nơi làm việc, ăn uống hoặc bơi lội.

    Cơn đau đầu vai trong thai kỳ có nghĩa gì?

    Đau đầu vai là một cơn đau bất thường bạn sẽ cảm thấy ở đầu vai. Đây là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

    Tại sao xuất hiện cơn đau ở cánh tay trái và vai trong khi mang thai?

    Hiện tượng đau ở cánh tay trái thường xuất hiện nếu bạn bị chấn thương khớp hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Nó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề về tim cũng như liên quan đến đau vai, cổ hoặc đau lưng. Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu thấy tình trạng này xuất hiện liên tục.

    Hãy nhớ rằng ngay cả những sự khó chịu nhỏ nhất trong khi mang thai cũng cần được chú ý. Nguyên nhân của đau vai có thể đến từ những yếu tố phổ biến như giấc ngủ bị rối loạn cùng một vấn đề nghiêm trọng hơn như mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ luôn là điều cần thiết.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/12/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo