- Xét nghiệm phân. Kỹ thuật viên sẽ nhờ bạn thu thập mẫu phân và đem quan sát dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của ký sinh trùng hoặc trứng của chúng.
- Nội soi. Nếu bạn có các triệu chứng nhưng xét nghiệm phân không tìm được nguyên nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm nội soi. Bác sĩ sẽ luồn một ống mảnh, linh hoạt có gắn một camera nhỏ ở đầu vào miệng hoặc trực tràng để quan sát đường tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu để phát hiện ký sinh trùng B. hominis thường không phổ biến. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chỉ định bạn làm xét nghiệm này để tìm kiếm các nguyên nhân khác gây ra dấu hiệu và triệu chứng.
Những phương pháp điều trị nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis
Nếu nhiễm B. hominis mà không có dấu hiệu hay triệu chứng, bạn không cần phải điều trị. Các triệu chứng nhẹ có thể tự cải thiện trong vòng một vài ngày.
Các loại thuốc có tiềm năng điều trị nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis bao gồm:
Khả năng đáp ứng với thuốc điều trị B. hominis khác nhau ở mỗi người. Bởi vì nguyên nhân gây ra triệu chứng ở bạn chưa chắc là do B. hominis nên hiệu quả điều trị có thể là do tác dụng của thuốc lên các sinh vật khác.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng Blastocystis hominis?
Bạn có thể phòng ngừa bị nhiễm B. hominis hoặc nhiễm các ký sinh trùng đường tiêu hóa khác bằng một số biện pháp sau, nhất là khi đi đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Chú ý đến thực phẩm
Nguyên tắc chung là “ăn chín, uống sôi”. Ngoài ra, bạn cần:
- Tránh ăn nhiều thực phẩm hàng rong nếu cảm thấy không hợp vệ sinh
- Hạn chế ăn trứng chưa chín kỹ
- Tránh dùng sữa chưa qua tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa, kể cả kem
- Tránh ăn thịt, cá và động vật có vỏ chưa được nấu chín kỹ
- Ăn những thực phẩm được nấu chín và ăn nóng
- Gọt vỏ trái cây trước khi ăn, hạn chế các loại trái cây khó gọt vỏ như nho, quả mọng…
Ngăn ngừa lây truyền ký sinh trùng cho người khác
Nếu bạn đã nhiễm B. hominis hoặc ký sinh trùng đường tiêu hóa nào khác, hãy vệ sinh cá nhân thật tốt, tránh lây truyền chúng cho những người xung quanh.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh hay trước, trong và sau khi xử lý thực phẩm. Mỗi lần rửa tay thực hiện trong ít nhất 20 giây. Nếu không thể dùng xà phòng với nước, hãy vệ sinh tay với nước rửa tay khô gốc cồn với độ cồn ít nhất là 60%.
- Rửa tay sau khi thay tã em bé nếu bạn làm việc trong trung tâm chăm sóc trẻ em, ngay cả khi bạn đã đeo găng tay.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.