3. Thể dục dưỡng sinh giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn
Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của người cao tuổi. Hoạt động thường xuyên có thể giúp người già đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ sâu hơn, thức dậy tràn đầy năng lượng và sảng khoái.
>>> Đọc thêm: 8 bí quyết ngủ ngon cho người lớn tuổi cực kỳ hiệu quả
4. Cải thiện tâm trạng và tăng sự tự tin
Giống như các loại hình luyện tập khác, thể dục dưỡng sinh người cao tuổi là một liều thuốc giảm căng thẳng rất tốt. Hormone endorphin được tiết ra trong quá trình vận động có thể giúp giảm cảm giác buồn bã, trầm cảm và lo lắng.
5. Điều chỉnh cân nặng hợp lý
Càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất của cơ thể càng chậm lại. Điều này khiến người cao tuổi khó kiểm soát cân nặng của mình. Việc tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng thường xuyên kết hợp một số bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe giúp tăng cường trao đổi chất và xây dựng khối cơ, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.
6. Phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh mạn tính
Thường xuyên tập luyện các bài tập đơn giản này còn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, loãng xương, thoái hóa khớp, đột quỵ và một số bệnh ung thư.
Đồng thời, hoạt động tích cực cũng giúp ngăn ngừa mất trí nhớ, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của các rối loạn não như bệnh Alzheimer.
Lưu ý khi luyện tập thể dục dưỡng sinh người cao tuổi

Để các bài thể dục dưỡng sinh phát huy công dụng hiệu quả, người cao tuổi khi luyện tập cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trước khi tập cần khởi động nhẹ nhàng, kỹ lưỡng để làm nóng cơ thể và tránh chấn thương
- Tập dưỡng sinh không yêu cầu dụng cụ, tuy nhiên cần lựa chọn trang phục, giày dép phù hợp với thời tiết, điều kiện luyện tập
- Nghiên cứu kỹ bài tập và thực hiện động tác theo đúng hướng dẫn. Tốt nhất người cao tuổi khi tập nên có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên môn để tránh tập sai hoặc quá sức. Ví dụ người thoái hóa khớp gối hạn chế các động tác gập gối hoặc chịu lực lên khớp gối.
- Đối với bài tập thở cần thở nhẹ nhàng, chậm rãi, không phì phào, không nhúc nhích hai vai. Nên luyện thở ở các tư thế đứng, ngồi, nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng.
- Ngưng tập và gọi ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện bất thường như toát mồ hôi lạnh, đau, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt…
- Kết hợp luyện tập với chế độ ăn uống đủ chất, khoa học. Tập sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể.
>>> Đọc thêm: 8 bí quyết chăm sóc người cao tuổi ngay cả khi bạn bận rộn
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!