Những người trẻ tuổi có thể mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi. Tuy nhiên, bệnh này không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường.
Mặc dù các triệu chứng của sa sút trí tuệ và Alzheimer có thể giống nhau, nhưng việc phân biệt đúng là rất quan trọng đối với việc kiểm soát và điều trị. Dưới đây là những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn có thể phân biệt tốt hai tình trạng này.
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là hội chứng, không phải bệnh. Hội chứng là một nhóm các triệu chứng không có chẩn đoán xác định. Sa sút trí tuệ gồm một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức như trí nhớ và lý luận. Chứng sa sút trí tuệ là từ dùng chung cho nhiều tình trạng khác nhau, trong đó bệnh Alzheimer thuộc dạng phổ biến nhất.
Một người có thể mắc nhiều hơn 1 chứng sa sút trí tuệ hay được gọi là chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp. Thông thường, những bệnh nhân này có nhiều nguyên nhân góp phần vào bệnh. Chẩn đoán sa sút trí tuệ hỗn hợp chỉ có thể được xác nhận trong khám nghiệm tử thi.
Khi chứng sa sút trí tuệ tiến triển, nó tác động rất lớn đến khả năng hoạt động độc lập. Đó là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật cho người lớn tuổi và đặt gánh nặng tâm lý cũng như tài chính lên gia đình và người chăm sóc.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra số liệu khoảng 47,5 triệu người trên khắp thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ.
Triệu chứng sa sút trí tuệ
Triệu chứng sớm của sa sút trí tuệ thường không được chú ý, thường bắt đầu với triệu chứng quên; khi nặng hơn, sẽ quên thời gian và đường đi.
Triệu chứng rõ ràng của sa sút trí tuệ là thường lặp lại một câu hỏi, không còn giữ vệ sinh cá nhân và không thể ra quyết định.
Nặng hơn là không thể tự chăm sóc bản thân, quên tên và khuôn mặt người thân. Thay đổi hành vi, có thể hung hăng hoặc trầm cảm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!