Một số trường hợp lao tiềm ẩn không phát triển thành lao hoạt động ngay mà cần thời gian ủ bệnh. Vậy, thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu? Khoảng thời gian trung bình tính từ khi bị nhiễm trùng vi khuẩn lao đến khi phát triển thành triệu chứng hoặc có phản ứng với xét nghiệm lao tố là khoảng từ 3-12 tuần, thậm chí kéo dài nhiều năm.

Một số người từ nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn phát triển thành lao hoạt động chỉ trong vòng vài tuần trước khi hệ miễn dịch có thể chống lại vi khuẩn lao. Khoảng 10% số trường bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn có thể phát triển bệnh lao hoạt động trong nhiều năm sau đó. Điều này thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 năm đầu tiên kể từ khi nhiễm vi khuẩn lao hoặc khi hệ miễn dịch suy yếu.
Nhiễm trùng lao tiềm ẩn có thể kéo dài nhiều năm. Theo thống kê, khoảng 50% lao tiềm ẩn sẽ phát triển thành lao hoạt động trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Nếu có đủ khả năng miễn dịch, khoảng 3–4% số người bị nhiễm lao tiềm ẩn tiến triển thành bệnh hoạt động trong năm đầu tiên sau khi chuyển đổi lao tố. Khoảng 5% phát triển thành bệnh trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Khoảng 90% người bị nhiễm bệnh lao tiềm ẩn không bao giờ phát triển thành bệnh lao hoạt động.
Ai có nguy cơ cao phát triển thành bệnh lao hoạt động?
Thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, có tiền sử mắc bệnh gì hay không? Có người nhiễm vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh ngay, có người phải vài năm sau và cũng có người không bao giờ phát triển bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ngay trong thời gian ủ bệnh lao.
Vi khuẩn lao tiềm ẩn sẽ phát triển nhanh và tiến triển thành lao hoạt động sớm nếu hệ miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, những người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, bao gồm:
- Bệnh nhân dương tính với HIV/AIDS (virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người) có nguy cơ tái kích hoạt bệnh lao là khoảng 5–10% mỗi năm.
- Trẻ em dưới 3 tuổi
- Người lớn tuổi
- Bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận, ung thư
- Những người dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
- Người đang áp dụng các phương pháp điều trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như hóa trị, liệu pháp sinh học)
- Người có sức khỏe kém hoặc bị suy dinh dưỡng
- Người lạm dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác…
- Những người sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
- Những người có hệ thống miễn dịch kém.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!