Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh lao ruột là gì? Nguyên nhân do đâu, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Lao là bệnh truyền nhiễm và cần phải đánh giá y tế và điều trị ngay lập tức. Thông thường, vi khuẩn lao nhiễm vào phổi gây ra ho mạn tính, sụt cân và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn lao có thể gây ra những triệu chứng ở ngoài phổi được gọi là lao ngoài phổi, gây nhiễm trùng các hạch bạch huyết và các cơ quan khác chẳng hạn như ruột.
Lao ruột đặc biệt phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Lao ruột thường không có triệu chứng hoặc chỉ có dấu hiệu thông thường như đau bụng, co thắt và sụt cân. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao chẳng hạn như trong phổi.
Bạn cần đi khám bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị sớm. Ngoài việc bắt đầu điều trị lao, thường đòi hỏi phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc trong nhiều tháng, bạn cần phải được chẩn đoán để xem có mắc phải trình trạng sức khỏe nào có nguy cơ cao gây ra bệnh lao hay không, chẳng hạn như nhiễm virus HIV.
Các triệu chứng lao ruột không đặc hiệu, thường gặp nhất là đau bụng toàn bộ hay khu trú. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt, nôn mửa, suy nhược, tiêu chảy, táo bón hoặc chảy máu trực tràng.
Tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét. Đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột. Thủng ruột có biểu hiện đau bụng cấp. Lao tá tràng giống loét dạ dày tá tràng hoặc biểu hiện như tắc nghẽn dạ dày.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Lao ruột có thể xảy ra nguyên phát hoặc thứ phát từ lao ở các cơ quan khác. Lao ruột nguyên phát rất hiếm, thường gây ra bởi vi khuẩn ở bò. Lao ruột thứ phát phổ biến hơn và thường là do nuốt phải đờm bị nhiễm vi khuẩn lao.
Các trực khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng (khu vực hồi manh tràng), hỗng tràng và tá tràng theo tần số giảm dần. Sự dư thừa của các mô bạch huyết, ứ đọng và lượng vi khuẩn tiêu hóa ít là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở hồi tràng.
Tình trạng vi khuẩn lây lan qua đường máu đến ruột xảy ra trong lao kê và lao ruột cũng có thể là kết quả của việc lây lan từ cơ quan lân cận. Trực khuẩn lao ngủ yên có thể bị kích hoạt nếu hệ miễn dịch ký chủ suy giảm.
Lao ruột có thể ảnh hưởng đến bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao ruột, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh gồm:
Lao ruột thường được điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật chỉ dành riêng trong trường hợp có các biến chứng.
Những người mắc bệnh lao nên nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi bác sĩ đồng ý cho quay lại cuộc sống bình thường để tránh lây nhiễm cho người khác, có thể là vài tuần (điều trị sẽ tiếp tục trong vài tháng). Nếu bác sĩ xác nhận bệnh không còn lây nhiễm, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường nếu muốn.
Nếu bạn đang được điều trị tại nhà khi bắt đầu điều trị bệnh lao, trong khi bạn vẫn còn có thể lây nhiễm, thì bạn nên cẩn thận để tránh lây cho các thành viên trong gia đình. Vi khuẩn gây bệnh lao lây lan qua không khí. Bạn có thể đeo khẩu trang để che mũi, miệng và che miệng bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó gói khăn giấy lại, cho vào trong một túi rồi vứt nó đi. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong phòng có thông gió đầy đủ để bất kỳ vi khuẩn nào bạn thở ra đều được mang đi. Bạn có thể đặt quạt gió hướng ra cửa sổ để thổi vi khuẩn trong không khí ra khỏi phòng.
Điểm quan trọng nhất là bạn nên uống thuốc đúng giờ. Nếu bạn ngừng dùng một số loại thuốc hoặc bỏ qua một số liều thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao kháng thuốc khó điều trị. Bạn hãy sử dụng một số biện pháp giúp ghi nhớ lịch trình uống thuốc, ghi chép sổ hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!