Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, nhưng vẫn có thể lây lan sang các cơ quan khác. Triệu chứng lao phổi cũng khác nhau tùy theo từng giai đoạn và không quá khó để nhận biết.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến phổi, nhưng vẫn có thể lây lan sang các cơ quan khác. Triệu chứng lao phổi cũng khác nhau tùy theo từng giai đoạn và không quá khó để nhận biết.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu các triệu chứng của bệnh lao phổi trong bài viết ngay sau đây nhé!
Lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M tuberculosis) gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh khác. Bạn có thể bị nhiễm lao khi hít thở phải những giọt không khí được phát tán từ việc ho hoặc hắt hơi của người bệnh. Lúc này, cơ thể bạn mang vi khuẩn lao, nhưng còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch mạnh hay yếu mà chúng có thể hoạt động hoặc không. Do đó, triệu chứng bệnh cũng sẽ thay đổi theo từng trường hợp. Cụ thể như sau:
Bệnh lao tiềm ẩn là khi vi khuẩn lao trong cơ thể bạn không hoạt động và không gây ra triệu chứng. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể đủ khỏe mạnh để tiêu diệt bớt và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn này.
Tuy nhiên, lao tiềm ẩn có thể chuyển thành lao hoạt động và gây ra các triệu chứng lao phổi tái phát nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng lao phổi hoạt động có thể xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là đến vài năm kể từ khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn lao. Lúc này, hệ miễn dịch suy giảm khiến cho lượng vi khuẩn lao sẵn có trong phổi nhân lên nhanh chóng và gây bệnh.
Các dấu hiệu của lao phổi đang hoạt động bao gồm:
Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác không phải bệnh lao phổi.
Một vài trường hợp ít phổ biến hơn là nhiễm trùng lao phát triển ở các khu vực bên ngoài phổi, bao gồm thận, cột sống, xương khớp, não, hệ tiêu hóa…. Các dấu hiệu khác nhau sẽ tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Có thể bao gồm:
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng lao phổi kể trên hoặc nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với người bị bệnh lao. Bạn cũng nên đi thăm khám sớm nếu các triệu chứng không được cải thiện mặc dù đã được điều trị hoặc có những triệu chứng mới phát triển mà không rõ nguyên do.
Bên cạnh đó, cần phải theo dõi đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ bị bệnh lao phổi cao như bệnh nhân HIV, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, đang điều trị ung thư, ghép tạng…
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các triệu chứng lao phổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!