Nếu chẳng may trong gia đình có người thân bị bệnh lao thì cách sống chung với người bị bệnh lao như thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh? Nếu trong giai đoạn này, bản thân bạn cũng không may bị nhiễm bệnh thì nên làm gì?
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Nếu chẳng may trong gia đình có người thân bị bệnh lao thì cách sống chung với người bị bệnh lao như thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh? Nếu trong giai đoạn này, bản thân bạn cũng không may bị nhiễm bệnh thì nên làm gì?
Bạn không cần phải quá lo lắng bởi trên thực tế không phải bất kỳ ai tiếp xúc với người bị lao cũng sẽ chắc chắn bị lây bệnh. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết cách sống chung với người bị bệnh lao, luôn chủ động khi chăm sóc bản thân và người bệnh nhé!
Bệnh lao có nhiều cách phân loại, trong đó phổ biến nhất là phân loại bệnh lao dựa trên vị trí, gồm có lao phổi (80 – 85%) và lao ngoài phổi.
Trong đó, lao phổi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vi trùng lao được đưa vào không khí thông qua các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao khi một người bệnh ho, khạc, nói, cười, hát hoặc hắt hơi. Ai ở gần người bệnh đều có thể hít phải các hạt khí dung chứa vi trùng lao vào phổi và mắc bệnh. Những người tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày trong không gian chật hẹp như người nhà, đồng nghiệp, bạn trong lớp sẽ có nguy cơ cao. Lao phổi không lây qua quần áo, ly nước, chén đũa, nhà vệ sinh hay khi bắt tay.
Riêng các thể lao ngoài phổi như lao hạch, lao màng tim, lao màng bụng,… thì không lây nhiễm. Do đó, bạn chỉ cần lưu ý tới cách sống chung với người bị bệnh lao phổi nhằm tránh bị lây bệnh, còn các thể lao còn lại thì vẫn sinh hoạt với họ như bình thường.
Khi có người thân trong nhà bị bệnh lao phổi, bạn nên:
Dù đã có cách sống chung với người bị bệnh lao để đảm bảo an toàn tối đa, nhưng cũng không thể loại trừ tình huống bạn vẫn nhiễm vi khuẩn lao.
Hơn thế nữa, vi khuẩn lao có thể ẩn náu trong cơ thể mà không gây bệnh (hay còn được gọi là nhiễm trùng lao tiềm ẩn). Lúc này, bạn không có triệu chứng của bệnh lao cũng như không lây nhiễm được cho người khác. Chỉ khi hệ miễn dịch yếu đi, vi khuẩn lao có cơ hội phát triển và hoạt động trở lại mới gây ra triệu chứng. Thời gian có thể là sau vài ngày, vài tháng thậm chí vài năm.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã từng tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh, nên làm xét nghiệm chẩn đoán lao.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao hiện nay bao gồm:
Nếu đã thực hiện cách sống chung với người bị bệnh lao nhưng vẫn bị nhiễm thì cũng không nên quá lo lắng. Lao thường ở dạng tiềm ẩn chứ chưa gây bệnh ngay, bạn nên ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao và thả lỏng tinh thần để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội hoạt động.
Nếu chẳng may vẫn phát triển thành bệnh lao, hãy điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Hiện nay, hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi bằng thuốc theo phác đồ điều trị lao của chương trình phòng chống lao Quốc gia.
Nhiều người thắc mắc rằng người bệnh lao phổi có đi làm được không? Nhìn chung lao phổi dễ lây qua không khí, khi tiếp xúc thường xuyên trong không gian kín. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm theo đúng phác đồ khả năng lây lan bệnh sẽ giảm mạnh sau 2-4 tuần điều trị. Vì vậy, tốt hơn là không nên đi làm, đi học mà tự cách ly tại nhà trong thời gian này.
Trong thời gian này, ngoài việc thực hiện các bước tương tự như cách sống chung với người bị bệnh lao kể trên, bạn nên:
Khoảng thời gian cần thiết để cách ly tại nhà đối với mỗi người là khác nhau. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm cho bạn biết khi nào bạn có thể ngừng cách ly. Sau quá trình điều trị, bệnh lao sẽ thuyên giảm, không thể lây lan và bạn có thể quay trở lại cuộc sống như bình thường.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về cách sống chung với người bị bệnh lao để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm bệnh nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tuberculosis Facts. https://www.cdc.gov/tb/publications/factseries/exposure_eng.htm. Ngày truy cập: 13/10/2021
Exposure to TB. https://www.cdc.gov/tb/topic/basics/exposed.htm. Ngày truy cập: 13/10/2021
Home Isolation for Tuberculosis (TB). https://www.healthlinkbc.ca/healthlinkbc-files/home-isolation-tuberculosis. Ngày truy cập: 13/10/2021
Tuberculosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250. Ngày truy cập: 13/10/2021
FAQS. https://www.thetruthabouttb.org/talking-tb/questions-answers/. Ngày truy cập: 13/10/2021
Home Respiratory Precautions for Patients with Potentially Infectious Tuberculosis. https://www.health.state.mn.us/diseases/tb/basics/factsheets/homeresp.html. Ngày truy cập: 13/10/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!