Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể dùng để điều trị lao màng phổi, như:
- Amikacin
- Ethionamide
- Moxifloxacin
- Axit para-aminosalicylic (PAS)
- …

Người bệnh phải tuân thủ uống đủ liều thuốc hàng ngày trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của nhân viên y tế.
Ngoài uống thuốc kháng lao, bác sĩ cũng có thể tiến hành chọc hút dịch màng phổi (từ 2-3 lần mỗi tuần) cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao. Chọc hút dịch nên được làm càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp lao màng phổi có biến chứng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để xử lý, chẳng hạn như dày dính màng phổi, cặn màng phổi, dò màng phổi – phế quản, dò màng phổi – thành ngực,…
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lao màng phổi?

- Tiêm phòng vắc xin BCG phòng ngừa lao cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Ở những nhóm đối tượng có nguy cao như người mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng, sử dụng corticoid kéo dài,… cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm lao, và thường xuyên sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.,
- Khi tiếp xúc với người bệnh lao, cần nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục hằng ngày và tầm soát sức khỏe định kỳ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!