– Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PSTD)
– Rối loạn lo âu
– Trầm cảm
– Rối loạn lưỡng cực
– Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những bệnh lý này khiến suy nghĩ tiêu cực lan tỏa, giữ bộ não và cơ thể thường xuyên ở trạng thái kích thích, là một trở ngại lớn cho giấc ngủ. Đồng thời mất ngủ cũng làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm thần có sẵn, thậm chí làm tăng nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi do bệnh hoặc thuốc điều trị

Bạn có thể mất ngủ khi cơ thể không thoải mái vì những tình trạng hoặc bệnh lý như:
– Mỏi cơ, bong gân, đau đầu, hội chứng mệt mỏi mạn tính, chứng đau cơ xơ hóa, các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa , viêm bàng quang kẽ, u lạc nội mạc (ở nữ giới), đau thần kinh tọa và các bệnh lý gây đau mạn tính khác…
– Trào ngược dạ dày thực quản, bệnh cường giáp khiến người bệnh thức giấc nhiều lần giữa giấc ngủ
– Các bệnh về da gây ngứa như: chàm, vẩy nến,…
Các bệnh lý gây mất ngủ ít gặp hơn có thể có:
- Ung thư.
- Đái tháo đường và các biến chứng của nó.
– Rối loạn ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên là những rối loạn trong giấc ngủ
Các loại thuốc có thể gây ra mất ngủ bao gồm:
– Thuốc chống trầm cảm
– Thuốc trị hen suyễn
– Thuốc điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.
– Các loại thuốc không kê đơn: thuốc giảm đau, dị ứng, cảm cúm, giảm cân… chứa caffeine hoặc những chất kích thích khác.
Hiện tượng jet lag là một nguyên nhân gây mất ngủ
Jet lag là nguyên nhân không phổ biến, xảy ra khi bạn sinh hoạt qua nhiều múi giờ (ở các quốc gia khác nhau), khiến ngày dài ra hoặc ngắn đi. Jet lag khiến cơ thể không kịp điều chỉnh và có thể gây ra mất ngủ trong một vài ngày. Mất ngủ có thể biến thành mạn tính nếu tình trạng không được chú ý khắc phục hiệu quả.
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi?

Trong đa số trường hợp, người trẻ tuổi có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ ngon hơn bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh và chăm sóc tốt cho giấc ngủ.
Dựa vào những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi kể trên, những việc nên làm để có giấc ngủ tốt hơn bao gồm:
– Hạn chế hoặc không ngủ vào ban ngày nhiều hơn 30 phút, đặc biệt là sau 3 giờ chiều
– Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy cố định, kể cả vào ngày nghỉ
– Không ngủ bù nếu đêm trước bạn ngủ không ngon
– Phòng ngủ yên tĩnh, tối, mát mẻ. Gối kê đầu thoát hơi tốt, êm và có kích thước phù hợp.
– Tránh ăn uống khi gần giờ ngủ. Nếu thấy đói, chỉ nên ăn một ít thức ăn nhẹ để dễ ngủ.
– Tránh sử dụng các thiết bị công nghệ trước giờ đi ngủ ít nhất 30 phút. Ánh sáng mạnh và kích thích thần kinh từ các thiết bị này khiến đầu óc tỉnh táo và khó ngủ.
– Sử dụng phòng ngủ, giường ngủ chỉ để ngủ. Nếu có việc bận tâm, hãy viết ra phương hướng giải quyết cho một (vài) ngày sắp tới trước khi đi ngủ, tránh mang suy nghĩ lên giường ngủ.
– Thả lỏng cơ thể và tâm trí ít nhất 30 phút trước giờ ngủ bằng việc tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…
– Hạn chế các chất kích thích caffeine (cà phê, trà), cồn (rượu, bia) và nicotine (thuốc lá). Tránh uống caffeine sau 2 giờ chiều. Bia rượu có thể khiến buồn ngủ nhưng cản trở việc ngủ sâu giấc, nên tránh uống trước khi ngủ 5 tiếng đồng hồ.
– Nếu bạn cảm thấy không thể ngủ được sau khi đã lên giường hơn 20 phút, hãy bước ra khỏi giường, thư giãn bản thân và quay lại khi buồn ngủ trở lại. Không để sự trằn trọc gắn liền với chiếc giường ngủ của bạn và trở thành một thói quen.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và dễ ngủ
– Ra khỏi phòng ít nhất 15-20 phút mỗi ngày để thay đổi không khí.
– Kiểm tra các thuốc đang sử dụng hoặc phương pháp điều trị xem chúng có ảnh hưởng đến giấc ngủ không

Hãy gặp bác sĩ hoặc nhà tư vấn, trị liệu giấc ngủ nếu tình trạng mất ngủ không tiến triển và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực toàn diện đến cuộc sống của người trẻ. Tuy nhiên, đa số những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể được khắc phục bằng việc chăm sóc giấc ngủ đúng cách. Thay đổi dần thói quen từ có hại sang có lợi sẽ mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon một ngày không xa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!