Bị dị ứng tôm nên làm gì hay trẻ bị dị ứng tôm phải làm sao, bị dị ứng tôm uống thuốc gì? Đối với tình trạng dị ứng tôm, hiện vẫn không có cách nào điều trị ngoài việc tránh ăn các món có chứa tôm. Nhiều bác sĩ khuyến cáo những người dị ứng động vật có vỏ nói chung và dị ứng với tôm nói riêng nên mang theo thuốc epinephrine để dùng trong trường hợp bạn vô tình ăn phải tôm, cua… và bị sốc phản vệ. Đối với tình trạng dị ứng nhẹ như ngứa, phát ban… bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl.
Lưu ý rằng nếu việc dùng thuốc dị ứng không cải thiện các triệu chứng thì người bị dị ứng tôm nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung cần được nhập viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ xử lý đúng cách.
Làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro do dị ứng tôm?

Dị ứng tôm nên làm gì, làm sao để không bị dị ứng tôm? Về cơ bản, để ngăn ngừa dị ứng tôm hoặc bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào thì bạn cần tránh tiếp xúc với tác nhân đó qua đường ăn uống lẫn hít phải hơi nước. Sau đây là một số lời khuyên bạn cần lưu ý để tránh rủi ro do phản ứng dị ứng:
Thận trọng khi ăn uống ở quán ăn, nhà hàng hoặc trên máy bay
Nếu bạn bị dị ứng với tôm thì khả năng cao là có thể dị ứng với nhiều loại tôm khác nhau, thậm chí là dị ứng với những loại động vật có vỏ khác. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc dị ứng tôm nên làm gì là bạn cần thận trọng khi đi ăn ở các quán ăn, nhà hàng hải sản. Không chỉ là món ăn, tôm cũng có thể là thành phần của một số loại nước chấm, muối chấm… Vì vậy, bạn cần hỏi kỹ đầu bếp hoặc nhân viên nhà hàng về những món mà bạn nghi ngờ là chứa tôm hoặc hỏi thêm về việc nồi chảo nấu tôm có dùng để nấu những món khác hay không.
Bên cạnh đó, việc hít phải hơi nước có chứa tôm cũng có thể gây hại cho người dị ứng với tôm. Do vậy, bạn cần tránh ngồi ở khu vực gần nhà bếp hoặc tốt hơn là tránh tụ tập ăn uống ở những quán ăn, nhà hàng phục vụ các món nướng, món lẩu hải sản nghi ngút khói. Trường hợp ăn uống trên máy bay, bạn cần hỏi trước tiếp viên hàng không về thực đơn trên chuyến bay đó và thông báo với họ về tình trạng dị ứng của mình.
Thận trọng khi mua sắm ở các khu chợ, đặc biệt là khu bán hải sản
Như đã đề cập, việc hít phải hơi nước hoặc không khí có mùi tôm cũng có thể gây ra vấn đề đối với người dị ứng tôm cua, hải sản. Do vậy, bạn nên hạn chế đến những khu chợ buôn bán hải sản. Nếu có nhu cầu đi chợ thì nên mang theo các loại thuốc cần thiết để xử lý kịp thời nếu có phản ứng dị ứng bất ngờ.
Dị ứng tôm: Bạn cần nhớ luôn đọc kỹ nhãn các sản phẩm
Một số món nước chấm, nước sốt, muối tôm, ruốc tôm (chà bông tôm) hoặc các thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn có thể chứa tôm. Do đó, bạn cần nhớ luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi dùng và luôn thận trọng với những sản phẩm chứa hải sản nhưng các thành phần trên nhãn lại “mơ hồ” nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!