Đau bụng, tiêu chảy hay buồn nôn là những biểu hiện quen thuộc của dị ứng thực phẩm (dị ứng thức ăn). Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này cũng có thể gây phát ban trên mặt và sưng môi. Đây là biểu hiện của mặt bị dị ứng.
Theo một số trường hợp, dị ứng thực phẩm còn dẫn đến sốc phản vệ với những triệu chứng như sưng lưỡi và sưng khí quản. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể bị đe dọa đến tính mạng.
6. Da mặt bị dị ứng do thuốc
Vùng da trên cánh tay hoặc da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, sưng phù là những dấu hiệu thường thấy của dị ứng thuốc tây. Thực tế, bạn còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như loạn nhịp tim, khó thở…
Dị ứng thuốc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người dùng. Do đó, nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hãy báo với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế.
7. Da mặt bị dị ứng do bệnh chàm
Những vùng da sưng đỏ và kết vảy do bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, thường gặp nhất là:
- Mặt, dẫn đến dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
- Cổ
- Bàn tay
- Đầu gối
Hiện nay, nguyên nhân bị dị ứng da mặt do chàm vẫn chưa được làm rõ. Mặc dù vậy, nhiều bác sĩ cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến hen suyễn, dị ứng theo mùa và dị ứng thức ăn.
8. Dị ứng ở mặt do sốc phản vệ: Hãy cẩn thận!
Sốc phản vệ không chỉ gây phát ban khắp cơ thể mà còn có thể kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Mặt, môi và cổ họng sưng phù
- Đau họng
- Đau thắt ngực
- Khó thở
- Mặt đỏ bừng hoặc tái xanh rõ rệt

Hãy lập tức đến bệnh viện nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như trên. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Da mặt bị dị ứng ngứa phải làm sao?
Nhiều người thường thắc mắc mặt bị dị ứng đỏ ngứa phải làm sao hay da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa phải làm sao? Theo các chuyên gia sức khỏe, trừ trường hợp liên quan đến sốc phản vệ, hầu hết triệu chứng dị ứng trên mặt đều dễ dàng thuyên giảm sau khi được thăm khám với bác sĩ. Tùy vào cơ địa người bệnh và nguyên nhân dị ứng da mặt mà các chuyên gia sẽ đề xuất giải pháp riêng cho từng cá nhân. Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng histamine thường được lựa chọn vì tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng ngừng phản ứng với dị nguyên.
Mặt khác, nếu nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hoặc phát ban hay dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa vẫn chưa được xác định rõ, bạn nên tập thói quen ghi lại những thực phẩm, thuốc đã dùng cũng như các sinh hoạt thường ngày. Điều này sẽ giúp bác sĩ khoanh vùng yếu tố gây dị ứng nếu bệnh tái phát trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao da mặt bị dị ứng và nên làm gì trong trường hợp này. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để có thể sớm loại bỏ các triệu chứng xấu xí, khó chịu trên mặt.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!