backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Da mặt bị ngứa là bệnh gì? Cách chữa ngứa da mặt hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 16/04/2023

Da mặt bị ngứa là bệnh gì? Cách chữa ngứa da mặt hiệu quả

Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. Vậy ngứa da mặt phải làm sao để nhanh hết?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách chữa da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ngứa da mặt

da mặt bị ngứa

Các nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mặt và cổ thường do
  • Da khô
  • Dị ứng theo mùa và tiếp xúc với chất gây kích ứng.
  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm và thuốc giảm đau.
  • Một số tình trạng sức khỏe bên trong cũng có thể gây ngứa ở mặt, chẳng hạn như bệnh gan, bệnh tuyến giáp, ung thư hoặc bệnh đa xơ cứng, thiếu hụt dinh dưỡng.

Tại sao da mặt bị ngứa? Bạn có thể nhận biết nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa thông qua các triệu chứng đi kèm, bao gồm:

1. Ngứa mặt và cổ kèm phát ban: Dị ứng tiếp xúc

Nếu bạn bị ngứa da mặt kèm theo các triệu chứng phát ban, nổi mề đay hoặc viêm da tiếp xúc, bạn có thể đang mắc phải phản ứng dị ứng. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với vật lạ mà bạn đã tiếp xúc sẽ gây ra tình trạng này.

Việc ăn phải các loại thực phẩm dễ gây kích ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị ngứa. Các loại thực phẩm bạn nên lưu ý bao gồm đậu phộng, hải sản, quả hạch…

Khi da bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng (không phải phản ứng dị ứng) như hóa chất tẩy rửa, xà phòng hoặc một số thực phẩm cũng có thể khiến da mặt bị ngứa và đỏ. Bên cạnh đó, các loại bệnh da liễu như vẩy nến, chứng đỏ mặt (rosacea) và viêm da quanh miệng (perioral dermatitis) cũng có thể khiến bạn bị ngứa mặt.

Hãy đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến và cách điều trị

2. Ngứa da mặt không phát ban: Các vấn đề về gan

Việc nhận biết các triệu chứng kèm theo có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ngứa bao gồm:

  • Ngứa da mặt không nổi mẩn, nhưng cảm thấy khó thở, mắt vàng nhạt và mất nước: Bạn cần được bác sĩ thăm khám ngay, những triệu chứng này có thể chỉ ra các vấn đề về gan, bệnh vàng da hoặc bệnh Hodgkin.
  • Ngứa da mặt nhưng không nổi mẩn và không có triệu chứng rõ ràng khác: Tình trạng này cho thấy bạn có thể bị thiếu sắt, phản ứng dị ứng nhẹ, khô da. Bạn đang bị nhạy cảm với nước sử dụng, ví dụ, bạn có thể bị khô da do nước cứng (nước có lượng khoáng chất cao). Để tìm hiểu nước đang sử dụng có phải là nước cứng hay không, bạn hãy tìm kiếm dấu hiệu tích tụ màu trắng (cặn khoáng) trên bồn rửa hoặc vòi hoa sen.

Người mắc bệnh thận thường  gặp phải tình trạng trời nóng da mặt bị ngứa. Bên cạnh đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở khắp người. Triệu chứng này có thể diễn ra quanh năm nhưng trầm trọng hơn cả vào mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, ở người mắc bệnh về gan, quá trình thải độc của gan bị ảnh hưởng khiến cơ thể không đào thải được độc tố khiến da mặt bị ngứa.

3. Da mặt bị ngứa và nổi mụn: Dị ứng mỹ phẩm

Da mặt bị ngứa và nổi mụn là tình trạng xảy ra khá phổ biến, có thể lây lan do vi khuẩn phát triển và khiến mụn xuất hiện trên da mặt ngày càng nhiều hơn. Mụn nhọt gây ngứa có thể xuất hiện do dị ứng mồ hôi, sử dụng mỹ phẩm, bít tắc lỗ chân lông hoặc hormone.

Tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa do dùng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây tác động đến các yếu tố thẩm mỹ. Đây là vấn đề dễ gặp phải khi bạn dùng mỹ phẩm không phù hợp với làn da của mình.

>>> Xem thêm: Bị nổi vòng tròn đỏ trên da là bệnh gì?

4. Mặt bị ngứa và đỏ khi mang thai: Ứ mật thai kỳ

Tình trạng da mặt bị ngứa khi mang thai thường khá hiếm gặp. Bạn còn có thể ngứa ở trên tay và chân, đây có thể là triệu chứng của một tình trạng được gọi là ứ mật thai kỳ. Tình trạng này có thể xuất hiện mà không gây phát ban. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nước tiểu sẫm màu, phân nhạt… Ứ mật thai kỳ thường xảy ra trong khoảng 30 tuần thai.

Ngứa da mặt do ứ mật thai kỳ cần được chẩn đoán và điều trị sớm, vì vậy bạn hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu có bất cứ triệu chứng bất thường khi mang thai.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu gặp phải các tình trạng:

  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Gây mất tập trung hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi cực độ, sụt cân hoặc sốt kéo dài
  • Triệu chứng vẫn xuất hiện trong hơn 2 tuần ngay cả khi sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà và các loại kem không kê đơn.

>>> Tham khảo thêm: Da nổi mẩn ngứa: Tổng hợp 15 “thủ phạm’ và cách kiểm soát hiệu quả

Cách chữa da mặt bị ngứa hiệu quả

Ngứa da mặt phải làm sao là điều mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Trước khi tìm cách trị da mặt bị ngứa bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa da như:

  • Thăm khám lâm sàng: Để chẩn đoán nguyên nhân dựa trên các triệu chứng ban đầu
  • Sinh thiết da: Để kiểm tra sức khỏe của các lớp da khác nhau và tình trạng làn da ở cấp độ tế bào
  • Xét nghiệm máu: Để chẩn đoán các vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân

Bạn nên kết hợp cách điều trị tại nhà và theo toa bác sĩ để có thể ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu khi bị ngứa da.

>>> Xem thêm: Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà

Da mặt bị ngứa làm gì cho hết? Một số cách trị ngứa da mặt tại nhà khi bị ngứa da mặt bao gồm:

  • Làm mát vùng ngứa: Bạn có thể dùng khăn lạnh hoặc gạc lạnh áp lên mặt để làm dịu cơn ngứa thay vì gãi.
  • Loại bỏ chất gây ngứa: Bạn có thể tắm nước ấm, thử lau mặt bằng khăn ướt hoặc rửa mặt sạch, mát để loại bỏ chất này gây kích ứng tiếp xúc làm ngứa da mặt.
  • Giảm căng thẳng: Bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách tập thể dục, nghe nhạc hoặc làm điều mình thích vì khi căng thẳng có thể làm cho tình trạng ngứa nặng hơn.
  • Dùng thuốc chống dị ứng: Bạn có thể sử dụng loại kem kháng histamine không kê đơn an toàn để bôi trên da mặt. Bạn cần đảm bảo tránh khu vực xung quanh mắt khi bôi thuốc. Nếu các triệu chứng xấu đi sau khi bôi, bạn hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

thuốc điều trị da mặt bị ngứa

  • Dùng thuốc làm dịu: Bạn có thể cân nhắc mua loại kem kháng viêm hydrocortisone không kê đơn hoặc một loại kem bôi có tác dụng làm dịu như calamine.

Cách trị ngứa da mặt theo bác sĩ

da mặt bị ngứa

Mặt bị ngứa phải làm sao? Bạn có thể tìm tới bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc và đưa ra các thay đổi lối sống để giảm tình trạng ngứa. Các phương pháp điều trị của bác sĩ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mặt bao gồm:

  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)
  • Thuốc kê đơn hydrocortisone hoặc kem kháng histamine
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) – thuốc chống trầm cảm
  • Chất ức chế calcineurin (thuốc ức chế miễn dịch không có chứa steroid) – thường sử dụng trong viêm da cơ địa

>>> Tham khảo thêm: Phát ban trên da (Nổi mẩn ngứa)

Bị ngứa da mặt có nguy hiểm không?

Tuỳ vào tình trạng bệnh, bị ngứa da mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến sức khoẻ, nhưng có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn và ảnh hưởng đến:

  • Tổn thương da mặt: Khi gãi ngứ khiến da mặt bị tổn thương, chảy máu,
  • Gây mất thẩm mỹ: Như để lại sẹo lồi khó điều trị.
  • Mất tự tin: Từ việc mất thẩm mỹ khiến bạn mất tự tin, ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày.

Ngăn ngừa ngứa da mặt

Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa, bạn cần chăm sóc da đúng cách với những lưu ý sau:

  • Uống nhiều nước để giữ nước
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Sử dụng dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da
  • Sử dụng các loại kem dưỡng cho da nhạy cảm
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm không quá đặc vì có thể gây tắc lỗ chân lông

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như:

  • Không gãi vào vùng da ngứa
  • Hạn chế các thực phẩm đã từng gây dị ứng
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đã cũ từ 6 đến 12 tháng
  • Trong mùa lạnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho làn da không bị khô
  • Bạn nên tắm nước ấm hoặc nước mát để bảo vệ mức độ ẩm trong da, tránh tắm nước quá nóng
  • Đảm bảo tránh các chất, thành phần hoặc vật liệu gây kích ứng da có thể bao gồm xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, một số kim loại trong đồ trang sức (như niken)…

>>> Xem thêm: Tay ngứa nổi mụn nước là bệnh gì và cách điều trị nào hiệu quả?

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc mặt bị mẩn ngứa phải làm sao? Và hiểu rõ hơn nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa da mặt bị ngứa. Bạn hãy thăm khám bác sĩ sớm nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng để kịp thời xử lý nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 16/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo