Bệnh ghẻ gây ngứa ngón tay
Ghẻ là bệnh ngoài da dễ lây lan. Bệnh do Sarcoptes scabiei – một loại côn trùng ký sinh trên da gây ra. Những con côn trùng này thường đào hang và đẻ trứng tại các khu vực có nếp gấp da như ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay và bộ phận sinh dục.

Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh ghẻ bao gồm:
- Các nốt mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ xuất hiện trên bề mặt da
- Những vết hằn nhỏ (luống ghẻ) có hình dạng như một đường hầm trên da
- Da trở nên dày hơn và có hiện tượng bong vảy
- Có cảm giác ngứa dữ dội khi tắm hoặc sau khi tắm
- Cảm giác ngứa tăng dần vào ban đêm
Bệnh ghẻ có thể lây lan từ người sang người qua việc tiếp xúc da kề da, sử dụng chung quần áo, khăn và drap giường với người bệnh. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh phải loại bỏ được toàn bộ ký sinh trùng gây bệnh và trứng của chúng.
Khắc phục tình trạng ngứa ngón tay tại nhà
Tình trạng ngứa ngón tay có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị tại nhà. Các mẹo nhỏ sau đây sẽ hỗ trợ quá trình điều trị ngứa ngón tay và ngăn ngừa cơn ngứa tái phát:
- Rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng dịu nhẹ
- Lau khô tay sau khi rửa tay
- Ngâm ngón tay bằng nước mát để giảm ngứa
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có khả năng gây kích ứng
- Sử dụng găng tay khi thời tiết khô, lạnh hoặc khi tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc chất tẩy rửa mạnh
- Giữ ẩm cho da tay bằng các kem dưỡng da phù hợp
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng da để làm dịu các tổn thương do cơn ngứa trên da gây ra. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc bôi corticosteroid, thuốc chống nấm và kem diệt khuẩn để điều trị tình trạng ngứa.
Khi nào bạn cần đi khám?
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch… để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Ngứa ngón tay thường không đáng lo ngại và có thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa ngón tay không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!