Chóng mặt và mất cân bằng có thể làm giảm khả năng vận động của người bị đa xơ cứng. Những người bị đa xơ cứng thường cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc như thể môi trường xung quanh họ đang quay cuồng. Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn đứng lên.
6. Rối loạn chức năng bàng quang và ruột
Rối loạn chức năng bang quang ảnh hưởng đến 80% người bị đa xơ cứng, bao gồm đi tiểu thường xuyên, hay tiểu khó và thậm chí là đái dầm do không có khả năng giữ nước tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể kiểm soát được. Ngoài ra, người bị đa xơ cứng cũng có thể bị táo bón, tiêu chảy hay mất kiểm soát ruột.
7. Rối loạn chức năng tình dục
Kích thích tình dục cũng là một vấn đề đối với những người bị đa xơ cứng, nguyên nhân là do bệnh đa xơ cứng tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của người bệnh.
8. Rối loạn chức năng nhận thức
Khoảng một nửa số người bị đa xơ cứng sẽ phát triển các vấn đề về chức năng nhận thức của họ, bao gồm:
- Giảm trí nhớ
- Mất tập trung
- Khó nói
9. Thay đổi cảm xúc
Đa xơ cứng sẽ làm cho người bệnh khó chịu, thay đổi tâm trạng dẫn đến trầm cảm hoặc hiệu ứng pseudobulbar (khóc và cười không kiểm soát).
Việc đối phó với các triệu chứng của đa xơ cứng cũng khiến cho trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác trở nên trầm trọng hơn.
10. Các triệu chứng khác
Không phải tất cả người bệnh bị đa xơ cứng sẽ có các triệu chứng giống nhau. Triệu chứng của bệnh sẽ thay đổi tùy thuộc và mức độ nặng nhẹ của bệnh hay những lần tái phát.
Ngoài những triệu chứng được đề cập ở trên, đa xơ cứng cũng sẽ gây ra:
- Mất thính lực
- Co giật
- Rung không kiểm soát
- Khó thở
- Nói lắp
- Khó nuốt
Bệnh đa xơ cứng có di truyền không?
Đa xơ cứng không di truyền. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có người thân bị đa xơ cứng. Ví dụ: Một người bình thường sẽ có 0,1% cơ hội phát triển bệnh đa xơ cứng. Nhưng con số này sẽ nhảy vọt lên 2,5–5% nếu họ có anh, chị, em hoặc cha, mẹ bị bệnh này.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán đa xơ cứng, bao gồm:
- Khám thần kinh: bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thần kinh có bị suy yếu
- Khám mắt: đánh giá thị lực và kiểm tra các bệnh về mắt
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xem các hình ảnh cắt ngang của não và tủy sống
- Chọc dò tủy sống: lấy cây kim dài đâm vào cột sống để kiểm tra dịch não tủy bên trong.
Bệnh đa xơ cứng có thể kéo dài một vài tuần và sau đó biến mất. Tuy nhiên, khi bệnh tái phát thì sẽ trở nên tồi tệ và khó dự đoán hơn. Phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa đa xơ cứng tiến triển nhanh chóng.
Lời khuyên: Cách phòng ngừa tốt nhất chống lại đa xơ cứng là gặp bác sĩ ngay lập tức sau khi có các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về bệnh. Điều đặc biệt quan trọng là bạn nên đi khám ngay nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh đa xơ cứng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!