Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rosacea có thể bùng lên trong một thời gian từ vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần. Rosacea có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, dị ứng hoặc các vấn đề về da khác. Nếu không được điều trị sớm, bệnh rosacea có xu hướng tăng theo thời gian.
Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh rosacea bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rosacea có thể phát triển trên mặt và các vùng lân cận như cổ, ngực và tai.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu những vết ban đỏ xuất hiện dai dẳng trên mặt của bạn, hoặc có bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân gây ra bệnh rosacea. Rượu, đồ uống nóng và các loại thực phẩm nhất định tuy không gây ra bệnh nhưng có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ánh nắng, stress, tập thể dục quá mức, tắm hơi, dùng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc huyết áp cũng có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Bệnh rosacea có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên bệnh phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên và người có làn da trắng. Người gốc Bắc Âu và những người có làn da sáng màu có nhiều khả năng mắc chứng đỏ mặt. Bệnh có thể điều trị nhưng thường không thể chữa lành hoàn toàn được.
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rosacea cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau đây:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh rosacea là khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh của bạn và gia đình, xem xét các triệu chứng để loại bỏ các bệnh có các dấu hiệu tương tự như mụn, chàm, lupus, vảy nến…
Nếu bị nhẹ bạn có thể được điều trị bằng một loại thuốc kháng sinh dạng kem (metronidazole, clindamycin, erythromycin) hoặc uống kháng sinh. Bệnh rosacea sẽ thường xuyên tái phát và bạn có thể phải cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ.
Để hạn chế diễn tiến của bệnh Rosacea, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!