backup og meta

Mụn do rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân & Cách điều trị tận gốc

Mụn do rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân & Cách điều trị tận gốc

Mụn do rối loạn nội tiết tố (mụn nội tiết) khiến bạn khá đau đầu và mặc cảm mỗi khi đi gặp gỡ ai đó. Và cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện? Tuy nhiên, cách trị mụn nội tiết dứt điểm đòi hỏi bạn phải tác động vào các yếu tố bên trong mới hiệu quả.

Vậy mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết mọc ở đâu? Bạn có thể bị mụn nội tiết ở cằm, xung quanh hàm, trán hoặc bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Để trị mụn nội tiết, bạn cần hiểu rõ về chúng.

Mụn do rối loạn nội tiết tố là gì?

mụn do rối loạn nội tiết tố

Mụn nội tiết là gì? Mụn do nội tiết tố xuất hiện đến từ tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể.

Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 50% những người độ tuổi từ 20 tới 29 bị mụn nội tiết ở nữ. Ở phụ nữ từ 40 – 49 tuổi, con số này giảm còn 25%.

Tình trạng rối loạn nội tiết tố nam gây mụn cũng thường xảy ra nhưng mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố đặc biệt xảy ra ở nữ giới. Những nhân tố góp phần gây mụn bao gồm thời kỳ hành kinh và mãn kinh. Trong những giai đoạn này, phụ nữ thường bị mụn nội tiết ở cằm hoặc xung quanh xương hàm.

Đặc điểm của mụn nội tiết tố

Trong suốt giai đoạn dậy thì, mụn do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt (gồm vùng trán, sống mũi, 2 bên mũi và cằm). Mụn ở người trưởng thành lại thường xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm mụn nội tiết ở cằm và xung quanh hàm. Ở một số người, mụn do nội tiết thường xuất hiện nhiều ở vùng má.

Với một số người, mụn nội tiết có thể hình thành với nhiều dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc…

Nguyên nhân thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể là do:

  • Thời kỳ hành kinh
  • Hội chứng đa nang buồng trứng
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Sự gia tăng quá mức lượng tiết tố androgen (nội tiết tố kích thích sự tăng tiết bã nhờn)

>>>> Đọc thêm: Giải đáp: Da mụn có nên tẩy tế bào chết?

Nếu bạn đang nổi mụn, tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng khiến mụn nghiêm trọng hơn vì nó gây nên những vấn đề như:

Cách trị mụn nội tiết theo lời khuyên của bác sĩ

Mụn nội tiết tố: mụn do rối loạn nội tiết tố

Để điều trị mụn nội tiết, nữ giới hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc cân bằng nội tiết tố nữ trị mụn không kê đơn (OTC). Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc chuyên viên y tế mụn nội tiết nên uống gì để được tư vấn cụ thể.

Tuy nhiên, mụn do rối loạn nội tiết tố thường là dạng mụn nang. Những vết mụn này hình thành sâu dưới da và các loại thuốc thoa thông thường khó có thể tác động đến chúng. Trong tình huống này, các loại thuốc uống có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch da và cân bằng nội tiết tố.

Thuốc ngừa thai hàng ngày

Thuốc tránh thai được dùng để điều trị mụn nội tiết thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau:

Các thành phần trong thuốc uống trị mụn nội tiết này có thể được dùng để cải thiện tình trạng mụn nội tiết ở cằm hoặc ở những vùng da khác, đặc biệt là trong những thời điểm hormone tăng cao như thời kỳ rụng trứng.

Tuy nhiên, nếu có tiền sử cao huyết áp, ung thư vú hay bệnh đông máu thì bạn không nên sử dụng biện pháp này để điều trị mụn.

Thuốc chống androgen

Các loại thuốc chống Androgen có tác dụng giảm lượng nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao được cho là có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá thông qua việc làm tăng quá trình sản xuất dầu nhờn trên da.

Trị mụn nội tiết bằng retinoid

mụn do rối loạn nội tiết tố

Nếu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng retinoid, loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Rất nhiều loại kem retinoid, gel hay lotion không kê toa có công dụng trị mụn, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn.

Nếu quyết định sử dụng sản phẩm có chứa retinoid, bạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày vì retinoid sẽ khiến cho da của bạn dễ bị bắt nắng hơn.

Cách điều trị mụn nội tiết tố bằng các nguyên liệu tự nhiên

Ngoài các loại thuốc uống điều trị mụn nội tiết hoặc thuốc bôi, một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát mụn do rối loạn nội tiết tố một cách hiệu quả.

Dầu tràm trà, thường xuất hiện trong các loại sữa rửa mặt, mặt nạ hay kem dưỡng, là một nguyên liệu kháng viêm hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng dầu tràm trà nồng độ 5% có khả năng cải thiện tình trạng mụn trứng cá từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Alpha hydroxy acid (AHA) là loại axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt. AHA có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhờ đó AHA cũng có thể giảm thiểu nguy cơ sẹo mụn trứng cá. Cũng như retinoids, AHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời, do đó bạn nên sử dụng kem chống nắng trước 20-30 phút mỗi khi ra ngoài.

Nhiều người thắc mắc rằng vậy bị mụn nội tiết nên uống gì để kiểm soát mụn hiệu quả hơn. Trà xanh cũng là một nguyên liệu có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể uống một vài tách trà xanh mỗi ngày để chăm sóc da ngay từ bên trong. Ngoài ra, các loại kem và gel dưỡng da có chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh cũng có ích trong quá trình điều trị mụn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Rối loạn nội tiết tố: Hiểu rõ để không lo âu!

Điều trị mụn nội tiết bằng chế độ dinh dưỡng ngừa mụn

mụn do rối loạn nội tiết tố

Mụn nội tiết nên uống gì ăn gì? Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là cách giúp bạn điều trị mụn nội tiết dứt điểm. Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm viêm da và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố.

Để cách trị mụn nội tiết tố nhanh phát huy tác dung, bạn nên hạn chế các thực phẩm như:

  • Đường
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Tinh bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và mì ống
  • Thịt đỏ

Sự thay đổi bất thường trong hệ nội tiết có thể gây ra tình trạng mụn nội tiết. Thời điểm thay đổi nội tiết diễn ra ở mỗi người là khác nhau, do đó việc chủ động phòng ngừa là hết sức cần thiết.


Thông thường, bạn phải mất từ 8 đến 10 tuần để các phương pháp điều trị mụn nội tiết phát huy công dụng. Nếu quá thời gian trên nhưng mụn vẫn không giảm, hãy đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch điều trị lâu dài hoặc kết hợp các phương pháp khác nhau để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

>>> Đọc thêm: Nên uống gì cho mát gan hết mụn tại nhà?

Mụn nội tiết tố có tự hết không? Có chữa được không?

Mụn nội tiết có thể tự hết được, nhưng cần nhiều nỗ lực kiên trì theo quy trình chăm sóc và điều trị lâu dài. Bên cạnh những phương pháp ngăn ngừa và chăm sóc da, bạn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh mụn nội tiết tái phát.

Mụn nội tiết tố có thể chữa lành được. Bạn cần tới tham khám các bác sĩ da liễu để được thiết kế liệu trình phù hợp với tình trạng da của mình, để tránh bùng phát mụn khó kiểm soát, ngăn ngừa sẹo mụn sau này.

Quá trình điều trị mụn nội tiết sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nên bạn đừng vội bỏ cuộc chỉ sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả trên da. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo lời khuyên chăm sóc da từ bác sĩ để sớm điều trị dứt điểm mụn do rối loạn nội tiết tố.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hormonal Acne: how to treat? https://www.acne.org/hormones.html Ngày truy cập: 25/2/2022

Stubborn acne? Hormonal therapy may help https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/hormonal-therapy Ngày truy cập: 25/2/2022

Acne – Diagnosis and treatment https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048 Ngày truy cập: 25/2/2022

Prevent, Treat and Overcome Teenage Acne https://www.chla.org/blog/rn-remedies/prevent-treat-and-overcome-teenage-acne Ngày truy cập: 25/2/2022

Adult Acne https://www.aad.org/public/diseases/acne/really-acne/adult-acne Ngày truy cập: 25/2/2022

Pappas, A. (2009, September-October). The relationship of diet and acne. Dermato-endocrinology, 1(5), 262-267 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC2836431/ Ngày truy cập: 25/2/2022

Hormonal Acne

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21792-hormonal-acne#:~:text=Hormonal%20acne%20is%20linked%20to,prevent%20future%20breakouts%20from%20forming.

Ngày truy cập 15/11/2022

 (2007, January-February). The efficacy of 5% topical tea tree oil gel in mild to moderate acne vulgaris: A randomized, double-blind placebo-controlled study. [Abstract]. Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology, 73(1), 22-25

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/173144%2042

Ngày truy cập 15/11/2022

Phiên bản hiện tại

15/11/2022

Tác giả: Vy Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Hormone gây ra mụn như thế nào?

Nội tiết tố nữ và ảnh hưởng không ngờ đến làn da


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo