backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Giải đáp: Da mụn có nên tẩy tế bào chết?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh · Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 30/10/2023

Giải đáp: Da mụn có nên tẩy tế bào chết?

Da mụn có nên tẩy tế bào chết không là thắc mắc của nhiều người. Tẩy da chết có thể giúp thông thoáng lỗ chân lông, tuy nhiên một số người còn lo lắng làn da mụn của mình sau khi tẩy da chết có thể bị khô, đau rát hoặc phát mụn nhiều hơn.

Cùng tìm giải đáp da mụn có nên tẩy tế bào chết và những lưu ý khi tẩy da chết cho da mụn qua bài viết sau đây nhé!

Da mụn có nên tẩy tế bào chết?

Câu trả lời là Có! Tẩy tế bào chết có tác dụng loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn. Đối với mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn, da nên được tẩy tế bào chết 1 lần trong tuần. Bạn nên chọn một sản phẩm nhẹ nhàng nhưng hiệu quả và phù hợp cho làn da mụn.

Có nên tẩy tế bào chết cho da mụn? Đầu tiên, bạn cần hiểu yếu tố gây mụn chính là do bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn tích tụ, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Việc tẩy tế bào chết có thể làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế mụn.

Vậy bị mụn viêm có nên tẩy da chết không? Câu trả lời là KHÔNG, nếu tẩy tế chết cho tình trạng da mụn sưng, viêm sẽ khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

Yếu tố chọn phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp da mụn

Xác định nguyên nhân gây ra mụn

Lỗ chân lông bị tắc không phải là thủ phạm duy nhất gây ra mụn trên mặt. Vì vậy, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây ra mụn và lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết dựa trên tình trạng da hiện tại của bạn:

  • Nội tiết tố thay đổi 
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh và một số loại thuốc ảnh hưởng hormone cơ thể
  • Lối sinh hoạt không điều độ
  • Môi trường sống ô nhiễm

Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của mụn

Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của mụn sẽ quyết định phương pháp chăm sóc da phù hợp với bạn. Các yếu tố khác trong quá trình điều trị mụn cũng như tẩy tế bào chết cho da như:

  • Cách da phản ứng với các kỹ thuật và sản phẩm nhất định. 
  • Xác định loại tẩy da chết nào phù hợp nhất với loại da. 
  • Cuối cùng, duy trì một chế độ chăm sóc da đều đặn và tuân thủ các lời khuyên của chuyên gia trong việc tẩy tế bào chết cho da mặt để giữ làn da khỏe mạnh và sạch mụn.

Tìm hiểu thêm: Tẩy da chết cho da mụn sao cho đúng?

da mụn có nên tẩy tế bào chết
Da mụn có nên tẩy tế bào chết không? Câu trả lời là có

>>> Đọc thêm: PHA là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng của PHA cho da

Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết nào phù hợp da mụn

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy da chết giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da bằng cách loại bỏ các tế bào da chết, đồng thời tăng khả năng hấp thụ các chất trong điều trị mụn.  Lưu ý, tẩy tế bào chết vật lý như mài mòn da vi mô có thể gây ra kích ứng vật lý, có thể dẫn đến nổi mụn nhiều hơn. Do vậy, đối với da mụn trứng cá, cách an toàn nhất là sử dụng các chất tẩy da chết hóa học, giảm thiểu khả năng gây kích ứng vật lý trên da.

Tẩy tế bào chết hoá học

  • Axit Glycolic: Thành phần này thường có sẵn ở mức độ mạnh lên tới 10% không cần kê đơn.
  • Axit Salicylic: Axit Salicylic là thành phần chống mụn trứng cá. Hoạt chất này hoạt động bằng cách tẩy tế bào chết và giảm viêm. Axit Salicylic có sẵn ở mức độ mạnh lên tới 2% không cần kê đơn.

Tần suất dùng các chất tẩy da chết hoá học cho da mụn

  • Axit glycolic: bạn chỉ sử dụng 1 lần mỗi ngày, kèm với kem dưỡng ẩm.
  •  Các sản phẩm chứa axit salicylic không kê đơn ít có tác dụng hơn nên bạn có thể sử dụng tối đa hai lần một ngày.

da mụn có nên tẩy tế bào chết

Khi nào không nên tẩy da chết cho da mụn?

Mặc dù tẩy da chết nhìn chung có lợi cho da. Tuy nhiên, với các trường hợp sau bạn nên cân nhắc thực hiện tẩy da chết cho da mụn:

  • Tình trạng da mụn nghiêm trọng: mụn bọc, mụn nang, sưng viêm,… thì việc tẩy tế bào chết với các hóa chất mạnh có thể là một tác động lớn có thể khiến bùng phát mụn mạnh hơn. 
  • Da bị nhiễm hóa chất: Lúc này da đang yếu bởi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Vì vậy bạn cần hạn chế mọi tác động mạnh tới da. Để da có thời gian khôi phục lại hàng rào bảo vệ và giảm tình trạng kích ứng.
  • Sau các liệu trình chăm sóc và điều trị da: Da mới được thực hiện các phương pháp như laser, mài da vi điểm, điện di vitamin C, peel da… Lúc này da mới bị tác động mạnh bởi các thiết bị, dễ bị tổn thương và cần thời gian hồi phục.

Hãy đọc thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh các tác dụng phụ

Lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da mụn

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc da mụn có nên tẩy tế bào chết, bạn cũng nên lưu ý một số những điều sau để đảm bảo an toàn sức khỏe làn da:

Sản phẩm và thành phần tẩy tế bào chết

  • Mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, bạn có thể xem xét sử dụng các sản phẩm chứa retinol, acid glycolic 5%-20%, acid salicylic 2%-5%,…
  • Đối với mụn trứng cá nặng, bạn nên hãy thăm khám gặp bác sĩ da liễu để được điều trị và sử dụng sản phẩm theo toa thay vì tự ý sử dụng thuốc không kê đơn.

Không tẩy tế bào chết với tần suất cao

Chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần một tuần để tránh tác động mạnh đến lớp bảo da tự nhiên

Thời gian để sản phẩm tẩy tế bào chết trên da

Với mặt nạ tẩy da chết, bạn chỉ nên đắp trên da 10 – 15 phút. Còn với sản phẩm tẩy da chết hóa học, tùy vào nồng độ, đối với nồng độ cao thì không nên để lâu, bạn có thể rửa mặt ngay để tránh da bị tổn thương. 

Ngoài ra bạn cần lưu ý:

  • Không nên massage mạnh lên da trong quá trình tẩy tế bào chết
  • Luôn bổ sung dưỡng ẩm lại cho da ngay sau khi tẩy da chết, tránh để da khô và kích ứng

da mụn có nên tẩy tế bào chết

>>> Đọc thêm: Peel da có tốt không? Có nên peel da không?

Da mụn có nên tẩy tế bào chết hay không còn tùy vào tình trạng da mụn của bạn. Nhìn chung tẩy tế bào chết mang lại nhiều lợi ích cho da. Chỉ cần tẩy da chết đúng cách và sử dụng hoá chất phù hợp với từng tình trạng da sẽ giúp bạn có làn da sạch mụn, đẹp tự nhiên.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 30/10/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo