Trước khi thực hiện cách nặn mụn đầu đen ở mũi hay bất kỳ đâu, bạn cần phải rửa tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn thật kỹ càng. Đây là công việc cực kỳ quan trọng. Trong điều kiện không đảm bảo vấn đề vô trùng, nếu không rửa tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn trước khi tiến hành, vi khuẩn có thể lây lan vào các lớp biểu bì và gây nhiễm trùng da. Thêm vào đó, bạn cũng nên đeo găng tay y tế khi tiến hành tự nặn mụn.
Bước 2: Tiến hành nặn mụn

Dùng dụng cụ nặn mụn hoặc hai ngón tay ấn và đè ép nhẹ nhàng hai bên nốt mụn đầu đen. Dù có đeo bao tay hay không, bạn cũng nên sử dụng thêm khăn giấy hoặc bông gạc sạch để chặn giữa tay và mụn đầu đen. Và hãy nhớ là bạn không được ấn trực tiếp lên nốt mụn.
Dùng ngón tay xoa bóp xung quanh lỗ mụn. Hãy nhớ là bạn đang phải nặn nguyên khối mụn đầu đen hình thành từ dầu thừa và tế bào da chết. Vì thế, để thực hiện cách nặn mụn đầu đen cứng đầu, bạn có thể dùng lực hoặc các góc độ tùy ý nhưng đừng ấn quá mạnh làm đứt da hoặc bầm da.
Nặn sạch cả gốc lẫn rễ. Bạn phải nặn sạch sẽ nhân mụn đầu đen ra ngoài. Nếu bạn không loại bỏ sạch sẽ chúng ngay lúc này, bạn phải đợi một thời gian để hồi phục da rồi mới thử lại.
Bước 3: Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn đầu đen, bạn cần khử trùng vùng da vừa nặn mụn bằng cồn y tế. Thực hiện bước này sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn có hại và giúp dọn sạch những mảnh vụn da chết của nhân mụn đầu đen trong lỗ chân lông của bạn.
Lúc này, lỗ chân lông của bạn sẽ nhỏ hơn. Đó là do nhân mụn đã được loại bỏ. Bạn nên sử dụng toner có chiết xuất cây phỉ trên vùng da vừa nặn mụn. Chúng sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn. Việc này giúp làm sạch da bạn một lần nữa, thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn tái phát.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!