2. Hậu quả
Ở các trường hợp nặng, chúng bắt đầu chiếm phần lớn thời gian trong ngày của họ, có thể khiến họ đi học hoặc đi làm muộn. Trong một số trường hợp sẽ khiến họ bỏ qua những cơ hội phát triển bản thân và tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh.
Di chứng để lại có thể bao gồm nhiễm trùng da, lở loét vết thương, sẹo hay các biến dạng nghiêm trọng tại các bộ phận bị gây tổn thương. Các di chứng về tâm lý để lại cũng khác nhau, họ sẽ sinh ra chứng rối loạn lo âu xã hội hoặc luôn cố lẩn tránh các hoạt động hay tình huống làm lộ vùng da bị tổn thương.
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi gây tổn thương da
Hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da là một bệnh tâm lý nên quá trình điều trị khá phức tạp. Các bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp trị liệu tâm lý hơn là sử dụng thuốc. Liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp “đảo ngược thói quen” là hai phương pháp trị liệu tâm lý được đề xuất để điều trị hội chứng này.
1. Liệu pháp nhận thức – hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavior therapy – CBT) là một phương pháp trị liệu tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách thay đổi và xóa bỏ những suy nghĩ, hành vi và thói quen tiêu cực.
Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ đề nghị những người thường có hành động gây tổn thương da để phản ứng lại việc căng thẳng, lo âu hoặc buồn chán bằng việc chơi rubik, bóp quả bóng cao su, vẽ tranh hoặc đan móc len.
Với những người luôn gây tổn thương da trong vô thức, họ nên đeo bao tay để tránh các tổn thương trên da và giảm khao khát muốn nặn mụn.
2. Liệu pháp “đảo ngược thói quen”
Liệu pháp “đảo ngược thói quen” (Habit reversal therapy – HRT) giúp nhận thức các rối loại hành vi và giúp họ tự chủ động tạo ra những hành động chống lại sự thôi thúc gây tổn thương da.
Hiện nay, đôi khi một số thuốc điều trị tâm thần sẽ được sử dụng để điều trị hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da. Tuy nhiên, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) vẫn chưa chấp nhận bất kỳ loại thuốc nào để chỉ định cho riêng hội chứng này.
Vì nhiều lý do khác nhau có thể khiến một người bắt đầu nghiện nặn mụn rồi biến chứng thành rối loại hành vi gây tổn thương da. Nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, di chứng để lại sẽ vô cùng nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn hãy trang bị tốt cho mình kiến thức về chăm sóc da và điều trị mụn đúng cách. Bạn cũng nên giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân và tránh các tác nhân gây căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, nếu thấy một trong những người xung quanh đang có các dấu hiệu mắc phải hội chứng này, bạn nên trò chuyện, khuyên nhủ nhẹ nhàng và đề nghị họ đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Châu Khoa HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!